Da Mặt Bị Ngứa Và Khô: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Da mặt bị ngứa và khô gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt khô ngứa rát. Xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng ngứa, rát da và tự tin hơn trong sinh hoạt, giao tiếp. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh này.

Da mặt bị ngứa và khô là bệnh gì?

Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương do các tác nhân gây dị ứng hoặc do tình trạng bệnh lý của cơ thể. Triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng viêm nhiễm, tổn thương da là sự xuất hiện các vết sần ngứa, bong tróc… một số trường hợp còn làm da bị châm chích, nóng rát. 

Da mặt bị ngứa và khô là bệnh gì
Da mặt bị ngứa và khô là bệnh gì

Tình trạng da mặt ngứa và khô có thể chỉ là những kích ứng thông thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, khi hiện tượng da mặt bị ngứa và khô tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân, chúng ta cần chủ động khám chữa bệnh để điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng về sau.

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và khô

Việc xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa, rát, khô da mặt sẽ giúp chúng ta xác định đúng hướng điều trị. Tuy nhiên, cũng giống như các bệnh da liễu khác, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến da mặt bị kích ứng, ngứa, khô và đỏ rát. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Dị ứng tiếp xúc: Dị ứng tiếp xúc là tình trạng da mặt bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: mạt bụi, lông thú, phấn hoa, nấm mốc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng này, da mặt của người nhạy cảm thường nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc bong tróc. Một số trường hợp dị nguyên còn gây phát ban da diện rộng.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người thường bị dị ứng với các loại thực phẩm như: Sữa, hải sản, đậu phộng, trứng, một số loại cá, các loại quả hạch. Khi đó, tình trạng da mặt bị ngứa và khô là phản ứng của cơ thể khi dung nạp các thực phẩm dễ gây kích ứng này. Ngoài những triệu chứng về da, dị ứng thực phẩm còn có thể gây buồn nôn, hắt hơi, hạ huyết áp,…
Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ngứa da mặt
Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ngứa da mặt
  • Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi đột ngột, thất thường của thời tiết cũng là một trong những yếu tố khiến da mặt ngứa và tróc da. Vào những ngày thời tiết quá nóng, quá lạnh, trở gió hoặc hanh khô sẽ làm cho da mặt – vùng da cực kỳ nhạy cảm – bị tổn thương. Cụ thể, thời tiết quá nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, bít lỗ chân lông, da dễ nổi mẩn và gây ngứa. Vào những ngày trời quá lạnh hoặc hanh khô, da mặt sẽ dễ bị nứt nẻ, bong tróc.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Da mặt là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng da. Các loại mỹ phẩm thông dụng sử dụng trên mặt như: Kem nền, kem dưỡng da, phấn lót, kem chống nắng… có thể là tác nhân chính làm da bị ngứa và khô. Đặc biệt, ở những người có làn da nhạy cảm, kết hợp quá nhiều loại mỹ phẩm mà không tìm hiểu kỹ về thành phần không những không hiệu quả mà còn làm hại cho da. 
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến làn da như: Thuốc trị nấm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… Khi sử dụng các loại thuốc này, tác dụng không mong muốn kèm theo là da mặt bị ngứa và khô, đôi khi còn khiến da nổi mẩn đỏ, nóng rát.
Một số loại thuốc cũng có thể gây dị ứng ngứa và nổi mẩn
Một số loại thuốc cũng có thể gây dị ứng ngứa và nổi mẩn
  • Da mặt bị ngứa và khô do bệnh lý: Trong một số trường hợp, da bị ngứa, khô là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã. Ngoài ra, một số bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh về gan, tuyến giáp… cũng gặp phải tình trạng ngứa, khô, rát da.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa và khô da còn có thể do cơ địa khô da, do thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, một số giai đoạn đặc biệt như: Dậy thì, mang thai… cũng có thể làm da ngứa, khô, bong tróc do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Cách điều trị da mặt bị ngứa và khô hiệu quả nhất

Da mặt bị khô và ngứa phải làm sao? Nhìn chung, nguyên nhân chính của tình trạng ngứa, khô da là do các yếu tố nội sinh như: Cơ địa, hệ miễn dịch. Vì vậy, để điều trị hiệu quả cần khắc phục từ những căn nguyên bên trong cơ thể.

Chữa da mặt ngứa và khô bằng phương pháp dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể điều trị hiệu quả tình trạng ngứa da mặt. Nếu da mặt chỉ bị ngứa, khô dạng nhẹ, không xuất hiện các vết đỏ, nóng rát, bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên sau:

Đắp mặt nạ sữa tươi và lòng trắng trứng

Sữa tươi và lòng trắng trứng có tác dụng rất tốt trong việc cấp ẩm cho da. Làn da sau khi đắp mặt nạ sẽ được bổ sung độ ẩm và làm dịu da, giảm ngứa.

Đắp mặt nạ sữa tươi và lòng trắng trứng
Đắp mặt nạ sữa tươi và lòng trắng trứng
  • Nguyên liệu: 1 lòng trắng trứng, 3 muỗng cà phê sữa tươi không đường
  • Cách thực hiện: Trộn đều lòng trắng trứng và sữa tươi, có thể dùng phới đánh trứng để tạo thành hỗn hợp mịn, đồng nhất. Thoa hỗn hợp lên mặt và để khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Đắp mặt nạ sữa chua mật ong

Sữa chua và mật ong cũng là những loại nguyên liệu tự nhiên giúp giảm sưng ngứa hiệu quả. Mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da.

  • Nguyên liệu: 1 thìa cà phê mật ong, 2 thìa cà phê sữa chua không đường
  • Cách thực hiện: Trộn đều mật ong và sữa chua không đường và thoa nhẹ nhàng lên mặt. Thư giãn 15 phút hoặc bạn có thể matxa nhẹ nhàng để chất dinh dưỡng ngấm vào da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Điều trị da mặt bị ngứa, khô và nóng rát bằng thuốc

Khi da mặt bị khô, ngứa kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần sự can thiệp của các phương pháp y khoa. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, một số loại thuốc Tây y sử dụng để điều trị tình trạng da mặt bị ngứa và khô bao gồm:

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da là phương pháp nhanh chóng nhất để khắc phục triệu chứng ngứa, khô da. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ thường được sử dụng như: Calamine, Gentrisone, Hydrocortisone, Kedermfa, Gentrisone… Ngoài điều trị triệu chứng, các loại thuốc bôi ngoài da còn có khả năng làm dịu da và kích thích quá trình tạo da mới. 

Hydrocortisone dùng trị ngứa và khô da mặt
Hydrocortisone dùng trị ngứa và khô da mặt

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sử dụng thuốc bôi ngoài da gây ra các tác dụng phụ như: Rạn da, bỏng rát, lột da. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh bôi quá dày và ngưng thuốc ngay khi có biểu hiện bất thường. 

Thuốc kháng sinh dạng uống

Thuốc uống thường được chỉ định để điều trị da mặt bị ngứa và khô là nhóm kháng Histamin thế hệ 2. Cụ thể, các kháng sinh uống thường được kê đơn bao gồm: Loratadin, Promethazin, Acrivastin, Claritin, Clorpheniramin, Cetirizin… Ngoài ra, khi da bị ngứa, khô kèm theo các triệu chứng viêm, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại kháng sinh chống bội nhiễm hoặc thuốc chống viêm không steroid. 

Trong trường hợp vết ngứa gây nóng rát, sốt, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu da bị khô, ngứa, bong tróc là do bệnh lý, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đặc trị theo toa của bác sĩ. Chỉ khi điều trị dứt điểm bệnh lý thì tình trạng da bị khô, ngứa mới có thể khắc phục được.

Dù là sử dụng thuốc bôi ngoài da hay kháng sinh uống, bệnh nhân cũng cần được sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Da mặt là vùng da rất nhạy cảm, nếu sử dụng thuốc không đúng hoặc quá liều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và khó khắc phục. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc theo đơn cần theo dõi diễn biến điều trị. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh cần báo ngay cho bác sĩ. 

Cách phòng chống tình trạng da mặt bị ngứa và khô

Thực hiện các biện pháp chăm sóc da phù hợp sẽ giúp bạn tránh được tình trạng da mặt bị ngứa và khô. Phòng bệnh bao giờ cũng đơn giản hơn chữa bệnh, một số cách sau sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những tổn thương trên da mặt.

Tránh xa những tác nhân gây kích ứng

Nếu biết cơ địa dễ bị dị ứng, hãy tránh xa những tác nhân gây kích ứng như: Phấn hoa, mạt bụi, lông thú, mỹ phẩm lạ… Khi có việc ra ngoài cần đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận cho vùng da mặt. Hạn chế chạm tay vào da mặt và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ánh nắng mặt trời.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách

Cần vệ sinh da thường xuyên bằng nước ấm và các dung dịch tẩy rửa lành tính. Tuy nhiên, việc làm sạch da cũng cần thực hiện đúng cách để không làm tổn thương da. Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng, tránh chà xát mạnh lên da… để tránh làm da bị khô, bong tróc. Khi da đang trong tình trạng bị ngứa, khô, nổi mẩn đỏ, bạn nên hạn chế sử dụng các loại sữa rửa mặt. Tốt nhất nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý để làm sạch và khử khuẩn cho da.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Da mặt bị khô, ngứa có thể do cơ thể thiếu nước, thiếu dưỡng chất. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống luôn là lời khuyên hữu ích để cải thiện tình trạng da.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ cho da; đồng thời, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vào các bữa ăn bằng các loại rau, củ, quả thích hợp.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng da mặt bị ngứa và khô. Khi đã chăm sóc da đúng cách, áp dụng các phương pháp thiên nhiên mà vẫn không hết khô da, ngứa, thậm chí còn phát sinh các biến chứng viêm, bạn nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn nhanh chóng khắc phục tình trạng ngứa, khô da và tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ mọi người nhé!

Xem thêm:

Cập nhật lúc 15:13 - 15/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo