Mụn ẩn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn ẩn không gây cảm giác đau nhức nhưng lại khiến da sần sùi, thô ráp và rất mất thẩm mỹ. Loại mụn này lại rất khó điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể phát triển thành mụn viêm. Việc nắm được rõ nguyên nhân gây mụn ẩn sẽ giúp bạn tìm ra được cách trị phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn này và phương pháp trị dứt điểm để mụn không làm phiền.

Định nghĩa mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là 1 thể thuộc mụn trứng cá, là dụng mụn không viêm, xuất hiện các nốt sần sùi, gồ ghề trên bề mặt da. Chúng không có đầu nhân và thường mọc thành từng cụm. Loại mụn này khó nhìn được bằng mắt thường mà khi sờ tay trực tiếp lên vùng mụn sẽ cảm nhận rõ được.

Mụn ẩn thường mọc nhiều nhất ở các vị trí:

  • Trên trán: Đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít được che chắn kĩ lưỡng nên bị bụi bẩn bám nhiều. Do vậy trán là vị trí mụn ẩn thường mọc nhiều nhất.
  • 2 bên má: Vùng da thường xuyên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng dẫn đến việc vệ sinh không sạch sẽ khiến bụi bẩn vẫn tích tụ tại lỗ chân lông, kết hợp với dầu thừa trên da và gây mụn ẩn.
  • Dưới cằm: Chính xác là ngay vùng môi dưới,vùng da này ít được chăm sóc kỹ và thói quen sờ tay lên mặt khiến cho mụn ẩn nổi nhiều.

Ngoài ra ở các vị trí khác trên mặt mụn ẩn vẫn có thể xuất hiện như trên mũi, quanh mắt....

Nguyên nhân gây mụn ẩn

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn ẩn là từ yếu tố bên trong cơ thể và bên ngoài. Nếu bạn thắc mắc vì sao dù bạn đã chăm sóc da rất kỹ nhưng vẫn bị lên mụn thì dưới đây là lời giải đáp:

Nguyên nhân mụn ẩn từ bên trong

  • Rối loạn hormone trong cơ thể: Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sau sinh, nữ giới thời kỳ kinh nguyệt… Nội tiết không ổn định kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn dễ gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Lâu dần sẽ hình thành nên các nốt mụn ẩn trên trán, mũi, cằm, má.
  • Yếu tố cơ địa: Những người có cơ địa da dầu sẽ dễ bị mụn nhiều hơn so với những người khác. Da nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì nguy cơ nổi mụn cũng cao hơn nhiều.
  • Suy giảm chức năng gan: Gan đóng vai trò bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm, độc tố sẽ không được đào thải hết, sau quá trình tích tụ lâu ngày sẽ đào thải trực tiếp ra bề mặt da dẫn đến nổi mụn ẩn.

Rối loạn hormone là 1 trong những nguyên nhân chính gây mụn
Rối loạn hormone là 1 trong những nguyên nhân chính gây mụn

Nguyên nhân bên ngoài

  • Chăm sóc da không đúng cách: Chỉ rửa mặt với nước lã không thể làm sạch hết bụi bẩn tích tụ trên bề mặt da và theo đó mụn sẽ hình thành. Ngoài ra, trong quá trình rửa mặt chà xát quá mạnh để làm sạch da hơn nhưng điều này sẽ khiến biểu bị da bị tổn thương. Da sẽ dần trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị mụn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Hay stress, mệt mỏi, thức quá khuya, sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước,... là những thói quen khiến mụn ẩn dễ tấn công hơn.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Mỹ phẩm chứa quá nhiều cồn, các chất không phù hợp với tình trạng da hay mua phải mỹ phẩm kém chất lượng không những khiến mụn nổi nhiều hơn mà còn có thể phá hủy làn da của bạn.

Vệ sinh da không đúng cách rất dễ gây mụn ẩn
Vệ sinh da không đúng cách rất dễ gây mụn ẩn

Cách nhận biết mụn ẩn từ sớm để không nhầm lẫn với các loại mụn khác

  • Không có nhân, nằm sâu trong các nang lông.
  • Vùng da sần sùi nhưng không viêm, sưng tấy.
  • Màu giống màu da.
  • Mọc thành từng đám và có xu hướng lan rộng.

Triệu chứng mụn ẩn

Các dấu hiệu thường gặp của mụn ẩn bao gồm:

  • Phát hiện một nốt nhỏ nằm sâu bên dưới lớp da.
  • Cảm giác đau, khó chịu trên và xung quanh nốt mun.
  • Nốt mụn có thể  sưng, to lên, có dấu hiệu viêm, và có thể trở nên đỏ (mụn ẩn có thể phát triển thành nhân trứng cá hoặc mụn viêm).

Lưu ý: Có thể có những mụn đầu trắng hoặc đen phát triển từ mụn ẩn, di chuyển qua các lớp da và hiện diện trên bề mặt khuôn mặt. Mỗi người có thể tự nhận ra các dấu hiệu của mụn ẩn theo cách riêng của mình.

Mụn ẩn có tự hết không? Có nên nặn không? Dùng vitamin C có được không?

Mụn ẩn nằm sâu dưới da nên việc tự hết là rất khó mà phải có tác động lên vùng mụn thì mới hết được. Tuy nhiên tác động như thế nào mới là vấn đề đáng lưu tâm. Nhiều người nghĩ rằng nặn mụn ẩn là sẽ hết. Các chuyên gia da liễu khẳng định đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bất kể loại mụn nào cũng không nên nặn vì có thể khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Tay, dụng cụ nặn mụn không được diệt khuẩn còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào da mặt nhiều hơn và mụn ẩn có thể phát triển thành mụn viêm rất khó điều trị.

Tuyệt đối không được nặn mụn sẽ khiến tình trạng tiến triển nặng hơn Tuyệt đối không được nặn mụn sẽ khiến tình trạng tiến triển nặng hơn

Một vài trường hợp vẫn cần thiết phải nặn mụn trong quá trình điều trị để lấy hết nhân mụn. Nhưng chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế, spa, thẩm mỹ uy tín để đảm bảo vệ sinh đồng thời tránh để lại sẹo.

Vì vậy nếu có nhu cầu nặn mụn, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để nhận được lời khuyên hữu ích nhất tránh gây khó khăn cho việc điều trị.

Bị mụn ẩn có nên dùng vitamin C không cũng được nhiều người quan tâm bởi đây là chất rất cần thiết cho cơ thể và tốt cho da. Dùng vitamin C khi bị mụn ẩn có thể làm giảm sự kích ứng da tuy nhiên chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ.

Cần hiểu rõ vitamin C không thể trị mụn ẩn dưới da mà chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da. Do vậy vẫn cần phải tìm đến các phương pháp điều trị phù hợp.

Hướng dẫn 5+ cách trị mụn ẩn tại nhà được chuyên gia da liễu tin dùng

Dưới đây là chi tiết về cách thực hiện các phương pháp chữa mụn ẩn tại nhà mà.

  1. Tinh dầu tràm trà: Có khả năng chống vi khuẩn và giảm sưng đỏ.

    Cách thực hiện:

  • Rửa sạch da mặt.
  • Chấm tinh dầu tràm trà trực tiếp lên vùng da bị mụn.
  • Hoặc đun sôi nước, thêm vài giọt tinh dầu tràm trà, và xông hơi mặt.
  1. Dầu dừa: Làm dịu da và giảm viêm nhiễm.

    Cách thực hiện:

  • Thoa dầu dừa lên da, nhẹ nhàng massage trong khoảng 5 phút.
  • Sau 30 phút, rửa sạch mặt với nước.
  1. Nha đam: Chứa nhiều chất dưỡng ẩm và có tác động làm dịu da.

    Cách thực hiện:

  • Lấy phần gel của nha đam, thoa lên vùng da bị mụn.
  • Massage nhẹ nhàng để hoạt chất từ nha đam thấm sâu.
  1. Mật ong: Có tính chất chống vi khuẩn và giảm sưng.

    Cách thực hiện:

  • Thoa mật ong nguyên chất lên mặt và để trong khoảng 20 phút.
  • Rửa sạch với nước ấm.
  1. Chanh tươi: Chứa axit citric giúp làm sáng và kiểm soát dầu.

    Cách thực hiện:

  • Dùng nước cốt chanh và thoa lên vùng da bị mụn.
  • Massage nhẹ trong khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch với nước.
  1. Bột trà xanh: Có khả năng chống ô nhiễm và giảm sưng.

    Cách thực hiện:

  • Trộn bột trà xanh với nước ấm để tạo thành hỗn hợp, sau đó chà lên vùng da đang bị mụn.
  • Đặt vào tủ lạnh làm đá, và sử dụng để chà lên da để giảm mụn và thâm.
  1. Bột nghệ: Chứa curcumin giúp làm dịu và chống viêm.

    Cách thực hiện:

  • Trộn bột nghệ với mật ong để tạo thành pasta.
  • Thoa lên da và để trong khoảng 1520 phút trước khi rửa sạch.
  1. Bột yến mạch: Giúp làm sạch chất bã nhờn và dưỡng ẩm.

    Cách thực hiện:

  • Trộn bột yến mạch với sữa chua không đường và mật ong.
  • Thoa hỗn hợp lên mặt, để trong khoảng 20 phút và sau đó rửa sạch.
  1. Nước vo gạo: Tinh chất chống oxy hóa giúp tái tạo làn da.
  • Cách thực hiện: Dùng nước vo gạo rửa mặt và vỗ nhẹ lên da để dưỡng chất thấm sâu vào da.
  1. Sữa chua không đường: Cung cấp vi khuẩn lành mạnh cho da

    Cách thực hiện:

  • Trộn sữa chua không đường với mật ong và thoa lên vùng da mụn.
  • Massage nhẹ nhàng trong 15 phút và rửa sạch với nước ấm.

 Biện pháp phòng ngừa:

  •  Rửa mặt đúng cách, tẩy tế bào chết.
  •  Không tự nặn mụn.
  •  Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
  •  Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  •  Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống.

Lưu ý: kết quả có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, và nếu tình trạng mụn không cải thiện, bạn nên thăm bác sĩ Da liễu để được tư vấn chăm sóc chuyên sâu hơn.

Danh sách thuốc trị mụn ẩn hiện

Thuốc trị mụn ẩn có thể bao gồm các loại kem, gel, hoặc thuốc uống được kê đơn giảm mụn ẩn và hạn chế sự xuất hiện của chúng. Dưới đây là một số thông tin về thuốc trị mụn ẩn:

  • Klenzit MS: Klenzit MS là một loại thuốc chứa tretinoin, được sử dụng để điều trị mụn ẩn và cải thiện tình trạng da.
  • Acnacare: Acnacare là một sản phẩm trị mụn, giúp hạn chế sự xuất hiện của mụn ẩn và cải thiện tình trạng da.
  • Skin Detox: Skin Detox là một loại thuốc giúp làm sạch da và kiểm soát mụn, bao gồm cả mụn ẩn.
  • Zero Acnes: Zero Acnes là một sản phẩm trị mụn chứa các thành phần chống mụn, giúp kiểm soát mụn ẩn và cải thiện làn da.
  • Murad Pure Skin Clarifying: Murad Pure Skin Clarifying là một dòng sản phẩm chăm sóc da giúp giảm mụn và làm sáng da.
  • Beautiful Skin Organic India: Beautiful Skin của Organic India là một sản phẩm tự nhiên giúp cải thiện tình trạng da, bao gồm cả trị mụn ẩn.
  • Megaduo: Megaduo là một thuốc chứa adapalene và benzoyl peroxide, được sử dụng để trị mụn ẩn.
  • Pair: Pair là một loại thuốc chống mụn, giúp kiểm soát và giảm sưng đỏ của mụn ẩn.
  • Puritan’s Pride Zinc For Acne: Puritan’s Pride Zinc For Acne chứa khoáng chất zinc, kiểm soát mụn ẩn từ bên trong.
  • MD Ultimate Green: chứa các thành phần tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng da và làm dịu các vùng da bị mụn ẩn.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc cần được sự hướng dẫn đến từ bác sĩ, không tự ý mua hoặc tăng giảm lượng thuốc.

Chăm sóc da bị mụn như thế nào?

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cần kết hợp với chăm sóc da để mang lại hiệu quả tối đa.

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ hàng ngày, tẩy trang kỹ cuối ngày.
  • Không nặn mụn hoặc sờ tay lên mặt.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và vitamin.
  • Uống đủ nước từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn gối, ga giường để hạn chế vi khuẩn tấn công làn da.
  • Thực hiện tẩy da chết 1-2 lần/tuần.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trong thời gian dài để tránh được tối đa ánh sáng xanh ảnh hưởng đến là da.
  • Massage mặt và xông hơi da mặt để da thông thoáng.

Chăm sóc da mặt thường xuyên để ngăn ngừa mụn Chăm sóc da mặt thường xuyên để ngăn ngừa mụn

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về mụn ẩn cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Mụn ẩn đòi hỏi phải điều trị trong thời gian dài vì thế nên kiên trì để khỏi mụn và mang lại hiệu quả lâu dài. Chúc các bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp và sớm lấy lại được làn da mịn màng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo