Ngứa Mông: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Các Lưu Ý Quan Trọng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa mông thường không bắt nguồn các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mông là vùng da nhạy cảm và kín đáo nên gây rất nhiều bất tiện khi xảy ra tình trạng ngứa ngáy. Từ đó khiến ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Vậy hãy thử tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và từ đó tìm được cách điều trị sao cho đúng trong bài viết.

Triệu chứng mẩn ngứa ở mông

Tùy thuộc vào nguyên nhân ngứa mông sẽ có những triệu chứng ngứa, mẩn đỏ khác nhau, những dấu hiệu chung bao gồm:

  • Ngứa: Tình trạng ngứa nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Đỏ và sưng: Bạn sẽ thấy vùng mông bị nổi mẩn đỏ ngứa, có thể bị sưng đỏ do phản ứng của cơ thể với chất kích thích hay do viêm nhiễm.
  • Đau nhức: Vùng mông sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu, đặc biệt làm khi nguyên nhân ngứa là do da bị nứt nẻ, tổn thương.
  • Bong tróc da: Nếu ngứa là do bệnh nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến da bị bong tróc.
  • Vết nổi mẩn và mẩn đỏ: Da sẽ xuất hiện các nốt mụn, mẩn đỏ khắp vùng da trên mông.
  • Nước mủ hoặc dịch tiết: Nếu trường hợp đã nghiêm trọng hơn, rất có thể sẽ xuất hiện nước mủ hoặc dịch tiết từ vùng bị nổi mẩn.
  • Sưng nước: Trong trường hợp dị ứng nặng, có thể xuất hiện sưng nước (phát ban nước) trên da.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào vừa kể trên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu của bệnh ngứa mông
Dấu hiệu của bệnh ngứa mông

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mông

Tình trạng ngứa mông xuất hiện là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách điều trị phù hợp.

Ngứa mông do bệnh về da

Khi gặp phải tình trạng mãn tính như bị vảy nến, viêm da dị ứng có thể dẫn tới tình trạng viêm, ngứa ở vùng mông. Dưới đây là các bệnh về da mà bạn cần thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Bệnh vẩy nến: Khi da bị vảy nến sẽ xuất hiện các mảng bong tróc, chuyển thành màu đỏ kèm vảy xuất hiện. Điều này có thể dẫn tới tình trạng ngứa rát ở vùng mông. Bệnh vảy nến sẽ không chữa khỏi tận gốc được nhưng khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc bôi, làm giảm triệu chứng khó chịu.
  • Viêm da dị ứng: Tình trạng này sẽ khiến da bị ngứa, khô, bong vảy, có thể được điều trị bằng steroid và các loại thuốc mỡ hoặc kem chống ngứa khác.
  • Lichen xơ hóa: Đây là một tình trạng nghiêm trọng khiến da môi âm hộ và các vùng da xung quanh có vệt trắng cùng những nếp nhăn. Sẽ thường biến mất sau khoảng 6 – 8 tuần điều trị bằng thuốc bôi steroid.

Ngứa mông do bệnh lý

Tình trạng ngứa da kể cả vùng da mông còn có nguyên nhân là do các bệnh lý. Một số bệnh gây ra tình trạng này là:

  • Bệnh nấm da ở vùng mông: Nguyên nhân gây ra bệnh này là vệ sinh kém, khiến nấm xâm nhập vào vùng da mông hoặc cũng có thể do vùng da này tiếp xúc với các bề mặt ẩm ướt khiến nấm sinh sôi. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị thì da sẽ bị nhiễm khuẩn nặng.
  • Do vệ sinh không sạch sẽ: Hằng ngày, nếu bạn không vệ sinh kỹ vùng kín hoặc không lau khô sau khi rửa bằng nước thì sẽ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển. Điều này kéo dài sẽ khiến vi khuẩn hoạt động mạnh và lây ra vùng da mông gây ngứa ngáy. Hoặc có thể bạn sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm với mục đích làm sạch vùng da mông và vùng kín nhưng vô tình lại gây kích ứng và nổi mẩn gây ngứa. Bởi đây là vùng khá nhạy cảm không được sử dụng bất kỳ loại xà phòng, sữa tắm này.
  • Ngứa mông do giun kim: Giun kim là một loại ký sinh trùng nhỏ sống ở đường tiêu hóa và thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng. Chính vì thế mỗi lần như vậy sẽ khiến hậu môn bị ngứa ngáy và sưng tấy. Lâu dần nếu không được chữa trị sẽ gây ngứa lan ra vùng da mông.
  • Ngứa mông do thói quen mặc quần: Tình trạng ngứa mông còn do bạn có thói quen mặc các loại quần bó sát và không có khả năng thấm mồ hôi. Vì vậy, khi mồ hôi bị giữ lại và không thoát ra được sẽ khiến da mông bị kích ứng. Ngoài ra, một số loại vải do chất liệu hoặc do giặt chưa hết xà phòng cũng có thể khiến da bị dị ứng.

Ngứa mông do chế độ ăn uống

Nếu ăn phải các loại đồ ăn, đồ uống mà bạn bị dị ứng có thể khiến vùng da trên khắp cơ thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn đi vệ sinh nặng, tiêu chảy hoặc rò rỉ hậu môn. Không những gây ngứa ngáy, khó chịu mà việc vệ sinh sạch sẽ vùng da này cũng trở nên khó khăn hơn. Cà phê, trà, chocolate, trái cây họ cam quýt, cà chua, đồ uống có cồn, sản phẩm từ sữa,… là những thực phẩm có thể khiến bạn bị ngứa vùng mông. Vậy nên, bạn cần hạn chế và ăn những thức ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Nếu ăn phải các loại đồ ăn, đồ uống mà bạn bị dị ứng có thể gây ngứa mông
Nếu ăn phải các loại đồ ăn, đồ uống mà bạn bị dị ứng có thể gây ngứa mông

Ngứa mông do tổn thương thần kinh

Tình trạng ngứa mông cũng có thể xảy ra do hệ thần kinh gặp vấn đề. Với những người lớn tuổi, việc bị chấn thương lưng dưới và các dây thần kinh tủy sống là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau hoặc ngứa ngáy ở khu vực xung quanh mông và hậu môn mà không nổi mẩn. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc liệu pháp thay đổi hành vi.

Ngứa mông có nguy hiểm không?

Bị ngứa ở mông là bệnh gì và có nguy hiểm hay không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh? Tình trạng ngứa mông sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn, thường biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, rất có thể sẽ gây các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Một vài biến chứng có thể xảy ra như sau:

  • Việc ngồi xuống, đi lại của bạn gặp khó khăn do viêm da.
  • Da mông bị nhiễm trùng trầm trọng, bong tróc, nứt nẻ.
  • Mông có hiện tượng lở loét, ngứa, gây nên vết thương hở và làm cản trở trong sinh hoạt hằng ngày.

Nghiêm trọng hơn nữa có thể ngứa mông là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư. Vậy nên bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Cách trị nổi mẩn ngứa ở mông hiệu quả

Dù là nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngứa mông mà không được điều trị khi bệnh đang còn nhẹ thì đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe. Vì vậy, sau khi đã nắm được nguyên nhân gây ra bệnh bạn cần tìm cách điều trị sao cho phù hợp.

Trị ngứa mông bằng các loại lá cây hiệu quả

Khi tình trạng bị ngứa mông đang ở giai đoạn đầu vẫn đang nhẹ thì bạn có thể sử dụng một số loại cây dễ tìm trong vườn để làm nước tắm hoặc ngâm rửa. Các loại nước này sẽ khiến tình trạng ngứa da mông dịu đi, giúp bạn thoải mái hơn.

  • Chữa ngứa vùng da mông bằng lá kinh giới: Bạn lấy một nắm lá kinh giới đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước khoảng 10 phút. Tiếp đến, bạn đổ hỗn hợp ra chậu và thêm nước lạnh cùng một chút muối để vừa tắm. Bạn nên tắm nước kinh giới hằng ngày và khoảng 4 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tắm bằng lá kinh giới cùng với muối sẽ giúp vùng da mông được sát trùng, các vết thương do gãi cũng sẽ mau lành và cảm giác ngứa dần hết.
  • Chữa ngứa mông bằng lá khế: Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi và đun tiếp thêm 10 phút. Sau đó đem gạn lấy nước để tắm, còn phần bã dùng để chà xát vào vùng da mông bị ngứa. Nước lá khế bạn cũng dùng tắm hằng ngày và kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.
Chữa bằng lá kinh giới đơn giản mà hiệu quả
Chữa bằng lá kinh giới đơn giản mà hiệu quả

Chữa ngứa mông bằng mẹo dân gian

Bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, tình trạng ngứa mông có thể thuyên giảm nhanh chóng.

  • Dùng dầu dừa hoặc mật ong: Bôi trực tiếp vào vùng da ngứa mông nổi mẩn đỏ bởi chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Từ đó sẽ giúp các vết thương nhanh chóng lành lại.
  • Bột yến mạch: dùng bột yến mạch trộn với nước thành hỗn hợp sệt rồi đem bôi lên vùng da bị ngứa. Hoặc có thể hòa nó cùng với nước để tắm. Bột yến mạch thực sự rất hiệu quả trong việc trị ngứa bởi nó có khả năng chống viêm, làm dịu da.
  • Uống nước rau má: rau má có tính mát, có khả năng giải độc tố từ bên trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể xay nhuyễn loại rau này và lọc lấy nước uống. Nước rau má kiên trì uống sẽ hết được tình trạng mẩn ngứa do dị ứng và còn làm đẹp da.
Dầu dừa cũng được xem là giải pháp hiệu quả
Dầu dừa cũng được xem là giải pháp hiệu quả

Trị ngứa ngoài da bằng các thuốc Tây y

Thuốc Tây y thường được sử dụng trong trường hợp ngứa mông ở mức độ vừa và nặng, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng ngay bên dưới đây.

Thuốc trị ngứa mông Tây y

Sử dụng Tây y là một biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Đa phần thuốc trị ngứa ngoài da đều thuộc nhóm kháng Histamin, đi kèm với đó là các loại thuốc chống viêm, chống nhiễm trùng, cụ thể như sau:

  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống chữa ngứa mông đa phần là thuốc kháng histamin bao gồm diphenhydramin, cimetidin, loratadin, hydroxyzin,… hoặc thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm được kê đơn dựa trên tình trạng của từng người bệnh.
  • Thuốc bôi ngoài da: Đây là loại thuốc được bào chế theo dạng kem dưỡng, giúp tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. Trong thuốc sẽ thường bao gồm các thành phần kháng histamin (benadryl, nytol) hoặc corticoid (dùng cho trường hợp ngứa da có viêm nhiễm nặng).

Thuốc trị ngứa ngoài da Tây y dạng bôi

Bị ngứa ở mông bôi thuốc gì? Dưới đây là một vài loại thuốc bôi trị ngứa mông mà khách hàng có thể tham khảo và sử dụng.

  • Phenergan: Loại thuốc này có chứa thành phần kháng histamin, thường được sử dụng cho các trường hợp mẩn ngứa do viêm da, dị ứng, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc.
  • Hydrocortisone Cream 1%: Thường được chỉ định cho những người bệnh bị các bệnh ngoài da, điều trị ngứa do côn trùng, ngứa hậu môn, ngứa da hay các bộ phận sinh dục.
  • Ketoconazole: Thuốc có công dụng trị ngứa do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, hắc lào, lang ben, nấm kẽ chân, kẽ tay, nước ăn chân, nhiễm trùng da nhẹ,…
  • Eucerin: Khi sử dụng, da mông sẽ được cung cấp một độ ẩm nhất định, làm mềm mô da, giúp giảm ngứa do viêm da kích ứng hiệu quả.

Bài thuốc Đông y chữa ngứa mông

Tình trạng vùng mông bị ngứa ngáy có thể do cơ thể bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt, gây nên triệu chứng ngứa ngáy ngoài da. Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y được chia sẻ bên dưới đây sẽ có công dụng chính là giải trừ độc khí, giúp khí huyết lưu thông, giúp giải độc nhuận táo, trị ngứa dứt điểm. Sau đây là các bài thuốc trị ngứa ngoài da theo Đông y:

Bài thuốc 1 – Điều trị từ bên ngoài

  • Các vị thuốc: 20g xà sàng tử, 18g kinh giới, 30g khổ sâm, 18g đương quy, 20g ngải diệp, 15g phòng phong, 14g bạch liên bì.
  • Cách sắc thuốc: Làm sạch các vị thuốc đã chuẩn bị, để ráo nước. Thêm 2,5 lít nước vào nồi và sắc thuốc. Sau khi nước sôi, mở nhỏ lửa và đun thêm trong khoảng 30 phút nữa để các dưỡng chất tiết ra bên ngoài. Sau đó chắt lấy nước, lọc bỏ bã thừa. Pha thêm nước nguội để nhiệt độ ổn định và ngâm cùng da bị ngứa. Thực hiện đều đặn cho tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Đông y chữa ngứa mông
Đông y chữa ngứa mông

Bài thuốc 2 – Điều trị từ bên trong

  • Thang thuốc: 14g phòng phong, 25g sinh địa hoàng, 8g cam thảo, 22g bạch tiêu bì, 20g sinh thạch cao, 12g kinh giới, 30g thổ phục linh, 12g ý dĩ, 10g thuyền thoái, 20g vỏ bí đao.
  • Đun thuốc: Làm sạch các nguyên liệu và để ráo nước. Đem đi sắc cùng 1,5 lít nước, đun cho tới khi thuốc cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp. Chắt nước bỏ bã, chia thành 3 lần sáng, trưa, chiều uống hết trong ngày.

Một số lưu ý để phòng ngừa các tác động bên ngoài gây ngứa mông

Vùng da mông rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng do các tác động xấu từ bên ngoài. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây để ngăn ngừa tình trạng ngứa mông do tác động từ bên ngoài:

  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày một cách sạch sẽ bằng các loại sữa tắm nhẹ dịu với da
  • Sử dụng các loại bột giặt có thương hiệu, chất lượng và không có thành phần gây kích ứng da.
  • Mùa hè nên mặc những loại quần có khả năng thấm hút mồ hôi và không quá bó sát vào mông.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô, nứt nẻ gây ngứa.
  • Bạn không nên ngồi nhiều một chỗ mà cần phải đứng lên đi lại nhiều để giúp vùng da mông được thoáng khí.
  • Trẻ em cần được thay tã thường xuyên, tránh trường hợp để chất thải đầy tràn rồi mới thay.

Ngứa mông thực sự gây ra rất nhiều phiền toái trong các hoạt động hằng ngày của bạn. Vì thế hãy nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Mong rằng bài viết trên sẽ trở thành tài liệu giúp bạn tham khảo khi gặp phải vấn đề này.

Xem thêm:

Ngứa lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách trị ngứa da toàn thân hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 18:38 - 14/03/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo