Nổi Mề Đay Ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tối Ưu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nổi mề đay ở lưng là một trong những hiện tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và thẩm mỹ làn da. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý khi bị nổi mề đay ở lưng, bụng như thế nào? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tượng nổi mề đay ở lưng

Mề đay là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến, theo số liệu thống kê có gần 20% dân số mắc phải tình trạng này 1 lần. Con số này có xu hướng gia tăng vào thời điểm giao mùa hoặc nắng nóng. Ngoài ra, nổi mề đay ở lưng có mức độ tiến triển nhanh chóng, khả năng gây bệnh ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, bệnh dễ quay lại cũng là những yếu tố người bệnh cần phải quan tâm về.

Nổi mề đay ở lưng là hiện tượng không hiếm gặp, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh
Nổi mề đay ở lưng là hiện tượng không hiếm gặp, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở bụng, lưng nói riêng không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Sự lây lan nhanh chóng của các nốt mẩn ngứa ra những vùng da xung quanh hoặc khắp cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ làn da. Chưa kể, việc người bệnh thờ ơ trong quá trình giải trừ bệnh dễ khiến bệnh trở thành mề đay mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng do đâu?

Hiện tượng nổi mề đay có thể khởi phát ở nhiều vùng da  khác nhau trên cơ thể như chân, tay, lưng, ngực, bụng, cổ, thậm chí toàn cơ thể. Tuy nhiên, nổi mề đay ở lưng là phổ biến hơn cả. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Do thay đổi thời tiết: Với những người có cơ địa nhạy cảm thì khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường sẽ rất dễ bị dị ứng. Việc cơ thể thích nghi chậm với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm… của môi trường xung quanh là nguyên nhân gây nên mề đay.
  • Do dị ứng thức ăn: Trong các loại hải sản, tôm, cua, cá, thức ăn lạ… có chứa nhiều Protein là mà cơ thể không dung nạp hoặc mới tiếp xúc lần đầu. Do đó, khi ăn những loại thực phẩm này sẽ dẫn đến hiện tượng phản ứng của cơ thể giải phóng các hóa chất trung gian trong đó có Histamin – Một trong những nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng mề đay.
  • Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng: Nếu chẳng may bị các loại kí sinh trùng như: Rận, ghẻ, ve, bọ chét… tấn công hoặc bị chúng sống kí sinh trong cơ thể cũng sẽ rất dễ bị nổi mề đay. Bởi lẽ các độc tố do các loại côn trùng này tiết ra khi xâm nhập vào da sẽ gây dị ứng, mẩn ngứa.
  • Chức năng gan suy giảm: Gan là cơ quan quan trọng trong việc chuyển hóa, thải độc. Bất kì nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến các tế bào nhu mô gan đều làm suy giảm chức năng gan. Dẫn đến ứ đọng chất độc trong cơ thể, chúng một phần sẽ bài tiết qua da. Do đó, gây nổi mày đay, mẩn ngứa ở lưng, bụng.
  • Dị ứng với lông, phân, nước bọt của thú cưng như: Chó, mèo, vẹt… là những vật nuôi trong nhà có thể mang theo nhiều mầm bệnh và lây sang cho người.
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì một số yếu tố được xem là tác nhân làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng của bệnh bao gồm: Lựa chọn trang phục không đúng, khó thấm hút mồ hôi hoặc quá bó sát; Lựa chọn sản phẩm làm sạch không phù hợp, tâm lý chủ quan, thờ ơ, di truyền nếu bố hoặc mẹ từng xử lý bệnh mề đay.
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng

Các dấu hiệu thường gặp khi bị nổi mề đay ở lưng

Mề đay có thể khởi phát bất cứ lúc nào, qua những dấu hiệu ban đầu, nếu người bệnh không thực hiện chăm sóc và xử lý đúng cách thì mề đay cấp tính sẽ nhanh chóng tiến triển sang thể mãn tính. Dưới đây là một số dấu hiệu mà người bệnh không nên bỏ qua:

  • Trên vùng da ở lưng, bụng nổi các nốt mẩn ngứa, sẩn phù thường có hình dạng giống với vết côn trùng cắn, kích thước nhỏ, có thể sờ thấy bờ giới hạn rõ ràng.
  • Vùng da bị bệnh có màu đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Đối với trường hợp nặng, diện tích vùng tổn thương có thể lây lan nhanh chóng bắt đầu ở 1 vùng nhỏ sau lan ra toàn bộ vùng lưng.
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, gia tăng dần về đêm khiến người bệnh gãi mất kiểm soát.
  • Các biểu hiện ngoài da sẽ tự lặn chỉ trong thời gian ngắn.
  • Một số trường hợp da sẽ trở nên khô, bị thiếu ẩm hoặc nóng nhẹ.
  • Mề đay trẻ nhỏ có thể gây nên cảm giác mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú.

NGỨA NGÁY DAI DẲNG KHIẾN BẠN KHÓ CHỊU? – NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Tương tự như các thể khác của nổi mề đay, các triệu chứng nổi mề đay ở lưng có thể loại bỏ bằng các phương pháp xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng mề đay mãn tính nghiêm trọng dưới đây thì nên lập tức đến khám và giải quyết tại các cơ sở y tế, hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh các biến chứng cho sức khỏe.

  • Các nốt mẩn ngứa lây lan nhanh chóng và không kiểm soát được.
  • Thời gian phát bệnh kéo dài hơn 6 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Khoảng cách giữa các đợt gần nhau hơn, kéo dài trong nhiều tháng hoặc năm.
  • Các phương pháp xử lý tại nhà không còn đem lại công dụng lớn.
  • Xuất hiện các vết thương hở, có mủ hoặc mụn nước trên lưng
  • Khó thở, buồn nôn, đau bụng thường xuyên trong thời gian xử lý.
  • Ngứa da về đêm kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 6 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm
Thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 6 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm

Hướng dẫn xử lý khi bị nổi mề đay ở lưng

Khi xuất hiện những dấu hiệu nổi mề đay ở bụng, lưng người bệnh phải nhanh chóng thăm khám để tìm nguyên nhân và giải pháp phù hợp để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài việc tiến hành loại bỏ nguyên nhân gặp phải trong cuộc sống, sinh hoạt hàng thì tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nổi mề đay ở lưng thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây y 

Sử dụng các sản phẩm thuốc Tây y dạng uống hoặc bôi là giải pháp được nhiều người bệnh ưa chuộng nhờ tác dụng đem lại nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, tính tiện lợi và chủng loại đa dạng cũng là yếu tố giúp người bệnh có thêm nhiều sự lựa chọn để tăng khả năng công phá bệnh. Hơn nữa, thuốc xử lý mề đay bằng Tây y phù hợp ứng dụng cho mề đay cấp tính tới mãn tính. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này sẽ tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây mề đay, dị ứng 
  • Nhóm thuốc Corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm, dược tính cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm miễn dịch khi người bệnh làm dụng 

Việc dùng thuốc Tây y thường cho kết quả rất tốt nhưng người bệnh cũng nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để có đơn thuốc tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các loại thuốc Tây y sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng
Các loại thuốc Tây y sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng

Áp dụng các phương pháp xử lý nổi mề đay tại nhà

Loại bỏ nổi mề đay ở lưng bằng các mẹo dân gian tại nhà sẽ tận dụng tối đa dược tính của các nguyên liệu từ thiên nhiên. Biện pháp này, không chỉ giúp cho người bệnh tiết kiệm chi phí, dễ dàng thực hiện tại nhà mà còn giúp giải quyết nỗi lo tác dụng phụ. Điểm trừ lớn nhất của các mẹo dân gian xử lý mề đay tại nhà đó chính là sự hạn chế trong khả năng tác động chuyên sâu và người bệnh chỉ nên áp dụng trong thời gian mới khởi phát, chưa có dấu hiệu biến chứng.

Theo đó, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Uống trà gừng mật ong: Lấy vài nhánh gừng đem rửa sạch, băm nhỏ. Một cốc nước ấm vừa uống, cho gừng đã băm vào cốc nước, cho thêm 1-2 thìa mật ong. Khuấy đều hỗn hợp, cho mật ong và đường tan ra hòa lẫn trong cốc. Sử dụng biện pháp này khi biểu hiện ngứa nhiều, đỏ nhiều, ban đỏ xuất hiện nhiều.
  • Lá kinh giới giã nát: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới đem rửa sạch và giã nát cùng một chút muối.Dùng hỗn hợp thu được sau khi đã bôi lên những vùng da bị mề đay nhiều.
  • Tắm nước lá khế: Lấy lá khế đem rửa sạch và đun sôi với 2-3 lít nước. Đun đến khi các tinh chất có trong lá khế tan ra thì dừng. Sau đó đổ ra chậu, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh và dùng để tắm. Trong khi tắm có thể dùng phần bã chà nhẹ lên những vùng da cần xử lý.
Uống trà gừng mật ong cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây nên
Uống trà gừng mật ong cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây nên

Những lưu ý cần nhớ khi nổi mề đay ở lưng, bụng

Bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ không quá nguy hiểm với cơ thể nhưng nếu để bệnh thành mãn tính hoặc nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, sốt hoặc sốc phản vệ. Do đó, bạn không thể chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Bên cạnh việc tìm hiểu các nguyên nhân, phương pháp giải trừ bệnh thì mọi người cần cân nhắc các lưu ý dưới đây để có kết quả tốt nhất:

  • Thận trọng với các loại thức ăn lạ, mới ăn lần đầu, hải sản, tôm, cua, cá. Nếu đã từng bị dị ứng với những loại thức ăn này thì nên cần cẩn trọng và tránh không ăn ở những lần sau.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi đến những nơi công cộng. Nên bôi kem chống nắng trước ít nhất 15 phút khi đi ra khỏi nhà.
  • Sử dụng đồ bảo hộ trong điều kiện buộc phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, các chất bào mòn da.
  • Người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ, massage nhẹ nhàng, tránh chà sát mạnh. Chú ý vệ sinh những vùng da bị khuất như lưng, mông, bẹn.
  • Với những người cơ địa nhạy cảm, không nên sử dụng quá nhiều loại hóa, mỹ phẩm, sữa tắm, nước hoa. Nếu có dùng chỉ nên dùng một loại phù hợp hoặc lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để không xuất hiện dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau, củ, quả…trong khẩu phần ăn đảm bảo cung cấp đủ Vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng khác.
  • Với những người nuôi thú cưng trong nhà nên vệ sinh sạch sẽ, quản lý phân vật nuôi, lông, tẩy giun định kỳ cho chúng để hạn chế lây bệnh sang người.
  • Đảm bảo nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, trung bình 2-3 lít nước mỗi ngày. Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm để tăng cường lớp lipid bảo vệ cho da.
  • Nên chủ động quan sát các biểu hiện khác thường của cơ thể, thăm khám trực tiếp với các bác sĩ có chuyên môn, tránh chủ quan để lâu làm gia tăng nguy cơ biến chứng.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích liên quan đến hiện tượng nổi mề đay ở lưng, bụng. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không may mắc bệnh cần chú ý theo dõi sát sao và khám, can thiệp kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc. Chúc các bạn sức khỏe.

Xem thêm: 

5/5 - (3 bình chọn)

Cập nhật lúc 15:56 - 30/03/2024
5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (20)

  1. Diệu Huyền says: Trả lời

    em bị nổi rất nhiều cục đỏ ở lưng, cực kỳ ngứa và khó chịu, thi thoảng còn sần đỏ nguyên cả mảng da nữa thì phải làm sao hả mọi người huhu

    1. Hương Ly says: Trả lời

      cái này là bị mày đay nặng ấy, chắc phải đi da liễu xem sao chứ đợt mình bị thế xong cũng phải đi chưa hết bao tiền

    2. Vũ Lê Ngọc Ngân says: Trả lời

      Tui cũng bị hệt vậy mà đi da liễu mãi cũng hông hết thì sao hả cà nhà, chả lẽ cả đời phải sống với căn bệnh mày đay này mãi hay saooo

    3. Nguyễn Thị Phượng says: Trả lời

      ui chị ơi, nhiều khi mấy cái bệnh này đi tây y chưa chắc đã hết đâu, ngta chỉ xử lý được cho mình phần ngọn thôi chứ bệnh nó vẫn còn đấy. Đợt con em họ nó mách cho em bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang này em mới thoát được cái cảnh đêm nào cũng gãi đấy. Mà trộm vía từ ngày dùng xong thấy da dẻ khỏe hơn hẳn, mấy cái vết sần to tổ bố bây giờ cũng chìm dần thích vãi. Ai còn thắc mắc thì có thể tham khảo bài này nhé https://nhatnamyvien.com/tieu-ban-hoan-bi-thang-dieu-tri-me-day-man-ngua-37302.html

    4. Hà My says: Trả lời

      eo bị cái bệnh này rõ tốn kém, đợt vừa đi xử lý ở da liễu hết mấy chục củ mà về đâu lại vào đấy chán kinh khủng

    5. Đào Hồng Vân says: Trả lời

      sang dùng đông y đi chị, dùng xong thích mê luôn ý. Em cũng mất bao tiền mà đúng là sang dùng đông y nó mới là chân ái, nó kiểu đỡ dần dần ý những mà làm lành từ bên trong đâm ra cảm giác cơ thể nó khỏe khoắn, 0 bị mệt mỏi uể oải hay đau đớn gì hết á

  2. Hoàng Kiệt says: Trả lời

    Cho mình hỏi chi phí bài thuốc này có cao khog? Mình đang bị mề đay nên muốn tìm hiểu một số loại thuốc mong mọi ng giúp đỡ

    1. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn Hoàng Kiệt!
      Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà đơn thuốc bác sĩ kê sẽ khác nhau, do đó chi phí tiền thuốc của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Bạn có thể sắp xếp thời gian đến sơ sở Trung tâm để được khám trực tiếp, bác sĩ sẽ kê đơn phương thuốc và liệu trình phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
      Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Thu Trang Đặng says: Trả lời

      còn tùy vào tình trạng nữa bạn à, nhưng mà tôi thấy so với mặt bằng chung thì giá đó quá là phải chăng cho một liệu trình. Mà dùng xong thấy hài lòng thực sự

    3. Phương Nga says: Trả lời

      mà thời gian dùng thuốc có lâu 0 cả nhà? Dùng xong có bị nhờn thuốc hay tác dụng phụ gì 0 nhỉ

    4. Justin Hùng says: Trả lời

      mình thấy trugn bình khoảng 3 tháng là ổn áp lắm rồi. tác dụng theo kiểu từ từ ngấm dần ý nên là sẽ thấy hơi lâu nhưng thời gian trôi thì sẽ thấy cải thiện nhiều lắm

    5. Phương Lemon says: Trả lời

      ôi dùng thuốc bôi có tí là hết việc gì phỉa dùng đông y làm gì cho phức tạp ra

    6. Xuân Quỳnh says: Trả lời

      hết được tí nhưng mà hậu quả khog lường được đâu ý ạ, em dùng xong mà thấy nhiều tác dụng phụ quá, cộng thêm với việc dùng lâu có hiện tượng lờn thuốc nữa, đợt sau lại nặng hơn đâm ra dùng đông y thấy vẫn quá ư là đúng đắn

  3. Nguyễn Thu says: Trả lời

    Bài thuốc này có dùng đc cho phụ nữ sau sinh ko nhỉ cả nhà? Em vừa sinh song mà tư dưng bị ngứa khắp người nổi nốt to tướng làm em hoảng quá

    1. Hoài Lady says: Trả lời

      Bài thuốc này dùng sau sinh 6 tháng là được rồi nhé mẹ, đợt mình bị mề đay sau sinh cũng phải dùng mất mấy tháng may là đỡ

    2. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn Nguyễn Thu!
      Bài thuốc được điều chế bằng các thảo dược thiên nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú, không chứa các dược liệu tổng hợp, chất bảo quản, hormone hay thuốc kháng sinh. Chính vì thế nên có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, vì thể trạng của phụ nữ sau sinh mỗi người sẽ khác nhau nên bác sĩ sẽ cần trao đổi cụ thể hơn để có thể đưa ra hướng khắc phục.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    3. trần cẩm linh says: Trả lời

      dùng thì có cần kiêng việc cho con bú hay ảnh hưởng gì ko các mẹ nhỉ

    4. Lương Thị Kim Tuyến says: Trả lời

      đây là bài thuốc đông y nên là toàn được làm từ thảo dược thiên nhiên thôi khá là lành tính nên vẫn cho con bú bình thường nha mẹ, đợt mình dùng xong cũng 0 thấy làm sao hết chơn á

    5. Mai Anh Nguyễn says: Trả lời

      Mà sao sinh xong hay mề đay nhỉ, em sinh 2 đứa đều bị mà đợt này bị nặng hơn khog biết có nên dùng thuốc khog nữa

    6. Kim Thị Hồng Ánh says: Trả lời

      Thì sinh xong cơ thể vừa yếu lại còn rối loạn nội tiết nữa nên là các mẹ bầu hay bị cực kỳ, mà tui thấy bài thuốc này cực kỳ phù hợp với chị em luôn, vừa đỡ mề đay mà lại tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố, an thần ngủ ngon. Mẹ nào còn thắc mắc thì có thể vào link này nhé https://nhatnamyvien.com/tieu-ban-hoan-bi-thang-chua-me-day-cho-tre-nho-mang-thai-sau-sinh-37370.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo