Thuốc Bôi Vảy Phấn Hồng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Thuốc chữa vảy phấn hồng giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc này thường có sẵn dưới nhiều dạng như kem, gel, dầu, thuốc uống, hoặc thậm chí là dạng thuốc tiêm, đồng thời thuốc có các cơ chế hoạt động đa dạng như chống viêm, giảm ngứa, và ổn định sự phát triển của tế bào da.

Tiêu chí lựa chọn thuốc chữa bệnh vảy nến phấn hồng:

  • Chỉ định của bác sĩ.
  • Thành phần hoạt chất.
  • Nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Loại da và độ phù hợp.
  • Mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

Danh sách các loại thuốc chữa bệnh vảy phấn hồng

  •  Daivobet: Chứa calcipotriol và betamethasone, có tác dụng chống viêm và chống ngứa.
  •  Betnovate và Dermovate: Chứa corticosteroid, có tác dụng chống viêm mạnh.
  •  Explaq: Một loại thuốc chứa hoạt chất antifungal và corticosteroid.
  •  Trozimed: Thành phần có zinc pyrithione, một chất chống nấm và viêm.
  •  Salicylic acid 5%: Có tác dụng chống viêm và giúp làm mềm lớp da nổi vảy.
  •  Elidel: Chứa pimecrolimus, một loại immunosuppressant, được sử dụng trong trường hợp vảy phấn hồng nhất định.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Vảy phấn hồng là một bệnh da liễu có thể nhận biết bởi các nốt sần, mảng đỏ xuất hiện trên da. Lưng, bụng, ngực là những bộ phận thường xuất hiện tình trạng này. Da sẽ có các đốm nhỏ, hơi nổi lên, có vảy và dần lan ra khắp các vùng trên cơ thể. Khi gặp tình trạng này, không chỉ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, người bệnh còn có thể bị tự ti khi vùng da vảy phấn hồng bị lộ ra ngoài. Vậy có những loại thuốc bôi vảy phấn hồng nào hiệu quả? Cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng có tên tiếng anh là Pityriasis rosea, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Ban đầu, vảy phấn hồng chỉ là đốm màu hồng hình tròn hay hình bầu dục và có kích thước không đều nhau. 

Nếu không loại bỏ bệnh nhanh chóng, các đốm hồng sẽ di chuyển đến những vùng da khác. Nghiêm trọng hơn là khả năng lây nhiễm ra toàn bộ cơ thể. Chúng thường xuất hiện ở những bộ phận dễ nhiễm khuẩn như cánh tay, ngực bụng hoặc đùi. 

Ngoài ra, bệnh vảy nến hồng còn có một thể khác là vảy nến hồng Gibert (Pityriasis rosea of gibert). Đây cũng là thể bệnh da liễu cấp tính, tuy nhiên, vảy phấn hồng Gibert lại có khả năng lây truyền cao. Bệnh hay gặp ở tất cả đối tượng, trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành. Bệnh lý này thường tự khỏi sau một thời gian, nhưng khi vảy phấn hồng Gibert xuất hiện ở trẻ sơ sinh và bà bầu, có khả năng cao để lại các biến chứng cho bệnh nhân.

Mùa xuân và mùa thu là những thời điểm thuận lợi để vảy nến hồng hoành hành. Bất cứ ai cũng là mục tiêu để bệnh tấn công, nhưng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và vị thành niên, phụ nữ mang thai là đối tượng yêu thích của cả hai thể bệnh trên.

Thông thường, những biểu hiện của vảy phấn hồng, sẽ tự biến mất sau thời gian từ 3 - 8 tuần. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng và phải nhờ sự can thiệp của y tế.

Hầu hết những căn bệnh vảy nến vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể, và với vảy phấn hồng cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh khởi phát. Trong đó, virus Herpes gây ra tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể là yếu tố gây bệnh hàng đầu.

Các triệu chứng của bệnh thường rất dễ thấy, vì chúng thường gây các thương tổn ngay trên da. Lúc đầu, các đốm màu hồng nổi lên, sưng tại một vị trí cụ thể có hình thoi đặc trưng.

Ở một số bệnh nhân, hay gặp nhất là mảng màu hồng hình bầu dục hoặc hình tròn có viền, gồ lên. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng lại ít hoặc không có vảy như các dạng vảy nến khác. 

Bên cạnh đó, bệnh còn có những dấu hiệu khá giống với các bệnh lý da liễu khác, nên bệnh nhân thường rất khó phân biệt. Chính vì vậy, nếu các bạn thấy có những đốm màu hồng và các biểu hiện bên dưới. Nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, và được chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Nổi mẩn đỏ tại vùng da bị tổn thương.
  • Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên các vị trí bệnh xuất hiện.
  • Các đám vảy rất dễ bong tróc, khi bệnh nhân gãi vết thương bị chảy máu nhẹ.

Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vảy phấn hồng

Việc lựa chọn thuốc bôi trị vảy phấn hồng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nguyên nhân gây nên bệnh: Lựa chọn loại thuốc tác động trực tiếp vào nguyên nhân giúp đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng bệnh có thể tái phát.
  • Loại da và độ phù hợp: Nếu da khô, bạn có thể cần chọn sản phẩm chứa dầu hoặc kem dưỡng ẩm. Nếu da dầu, nên chọn sản phẩm ít chất dầu hơn. Ngoài ra, người bệnh cần đọc kỹ các thành phần trong thuốc để đảm bảo không dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
  • Mức độ nặng, nhẹ của bệnh: Để đảm bảo quá trình điều trị có hiệu quả, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng. Loại thuốc và lượng thuốc có thể điều chỉnh phù hợp vào tình trạng để đảm bảo bệnh sẽ có tiến triển tốt và không gặp các tác dụng phụ.

Lựa chọn loại thuốc tác động trực tiếp vào nguyên nhâ
Lựa chọn loại thuốc tác động trực tiếp vào nguyên nhâ

Top 7 thuốc bôi vảy phấn hồng hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây là thông tin chi tiết nhất về thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán của 7 loại thuốc bôi vảy phấn hồng.

Daivobet

Daivobet là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị vảy phấn hồng. Trong loại thuốc này có chứa thành phần chính là Calcipotrio, một dạng dẫn xuất của vitamin D và Betamethasone là một dạng corticosteroid. Cả hai thành phần này đều có tác dụng vô cùng hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh về da.

Thành phần: Hoạt chất: Calcipotriol 50μg (dưới dạng hydrat 52.2μg), Betamethason 0,5mg (dạng dipropionat 0.643mg). Tá dược: Paraffin lỏng, polyoxypropylen - 11 - stearyl ether, alpha - tocopherol, paraffin trắng mềm, paraffin lỏng và paraffin trắng mềm chứa chất chống oxy hóa all - rac - alpha - tocopherol Polyoxypropylen - 11 - stearyl ether chứa chất chống oxy hóa butylhydroxytoluen (E321).

Công dụng:

  • Giảm sự phát triển của tế bào da, giúp làm giảm triệu chứng nổi mẩn, đỏ và sưng.
  • Kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể và giảm các triệu chứng ngoài da.

Cách dùng:

  • Sử dụng thuốc bôi lên vùng da bị vảy phấn hồng 1 lần/1 ngày. Bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng 4 tuần.
  • Không nên sử dụng quá 15g/1 ngày và vùng da điều trị không nên vượt quá 30%.
  • Thuốc không dành cho trẻ dưới 18 tuổi.

Giá bán:  260.000 VNĐ/tuýp 15g.

Daivobet điều trị vảy phấn hồng hiệu quả
Daivobet điều trị vảy phấn hồng hiệu quả

Betnovate

Betnovate là một loại thuốc chứa corticosteroid, và thành phần chính của nó là betamethasone dipropionate. Đây là một loại thuốc steroid có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, và giảm đỏ da. 

Thành phần: Clioquinol, Betamethasone valerate và Neomycin sulphate.

Công dụng:

  • Kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, làm giảm sưng và đau.
  • Người bệnh sẽ không còn cảm giác ngứa và kích thích trên da, giúp cải thiện tình trạng đau rát.
  • Các bệnh liên quan đến da như: chàm da, vảy nến, da tiết bã nhờn, da dị ứng, kích ứng,...

Cách dùng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, các thành phần của thuốc trước khi bôi lên da.
  • Tay và vùng da vảy phấn hồng cần được làm sạch và khô ráo. Sử dụng một lượng nhỏ thuốc và thoa nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị.
  • Tránh bôi thuốc gần vùng mắt, mũi, miệng và các vùng niêm mạc khác.
  • Bạn nên bôi thuốc với tần suất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Không nên sử dụng quá 50g thuốc/tuần.

Giá bán: 1.350.000 đồng/tuýp 15g.

Dermovate

Dermovate có thể được sản xuất bởi công ty dược phẩm đa quốc gia như GlaxoSmithKline (GSK), một công ty dược lớn có sở hữu nhiều thương hiệu thuốc nổi tiếng trên toàn cầu. Dermovate là một loại thuốc chứa corticosteroid, với thành phần chính là clobetasol propionate mạnh và được sử dụng để điều trị các vấn đề ngoại da như viêm nhiễm, ngứa, đỏ, và sưng. 

Thành phần: Clobetasol propionate 0,05% (kl/kl) và các tá dược như: Glyceryl monostearate, Natri citrate, Chlorocresol, Citric acid, nước tinh khiết, Cetostearyl alcohol, Arlacel 165, Beeswax substitute 6621, Propylene glycol…

Công dụng:

  • Làm giảm triệu chứng viêm và ngứa.
  • Viêm da dai dẳng khó chữa.
  • Lichen phẳng.
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa & các bệnh da khác không đáp ứng thỏa đáng với steroid hiệu lực thấp hơn.

Cách dùng:

  • Sử dụng một lớp kem mỏng và thoa kín dùng da bị vảy phấn hồng. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng 1-2 lần/1 ngày trong vòng 4 tuần.
  • Khi quan sát thấy tình trạng đã có tiến triển tốt, bạn nên giảm số lần bôi thuốc và chuyển sang loại thuốc có tác động nhẹ hơn, giúp da dần hồi phục trở lại.
  • Thuốc có tác dụng mạnh nên chỉ sử dụng đối với người bệnh trên 12 tuổi.

Giá bán: 90.000 VNĐ/tuýp 15g.

Dermovate là một loại thuốc chứa corticosteroid
Dermovate là một loại thuốc chứa corticosteroid

Explaq

Explaq là sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ, Việt Nam. Đây là một loại thuốc vô cùng lành tính, được tạo nên từ nhiều thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Một trong những nguyên liệu quen thuộc là dầu dừa, ba chạc, lá sòi,... tất cả đều là những thành phần giúp đẩy lùi bệnh vảy phấn hồng.

Thành phần: Chitosan, methylsulfonylmethane, cao chiết ba chạc, cao chiết lá sòi, dầu dừa, kẽm salicylate, chiết xuất phá cố chỉ.

Công dụng:

  • Điều trị các bệnh vẩy da như vẩy nến, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cá, á sừng, eczema (chàm).
  • Chữa lành những tổn thương trên da do bệnh vảy phấn hồng gây nên.
  • Giảm tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm trên da.
  • Dưỡng da, cấp ẩm rất tốt, da sẽ trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
  • Tình trạng bong tróc da cũng được đẩy lùi
  • Ngăn ngừa quá trình hình thành tế bào da mới được thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn.

Cách dùng:

  • Vùng da bị vảy phấn hồng cần được làm sạch và lau khô. Ước chừng vùng da và lấy một lượng kem vừa đủ, thoa lên một lớp thật mỏng và đều.
  • Tần suất sử dụng khoảng 2-3 lần/ngày và thời điểm thích hợp nhất là khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

Giá bán: 245.000 VNĐ/tuýp 35g

Trozimed

Loại thuốc bôi này được sản xuất bởi công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú dành cho cho các trường hợp nhẹ và vừa. Khi sử dụng, các hoạt chất trong thuốc sẽ được da hấp thụ, làm chậm quá trình trình tăng sinh tế bào sừng và các tế bào mới hình thành quá mức. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể quan sát thấy các mảng bong trên da dần được làm sạch hết.

Thành phần: Calcipotriol monohydrat tương đương Calcipotriol 1.5mg, Betamethason dipropionat tương đương Betamethason 15mg cùng với cá tá dược vừa đủ 30g.

Công dụng:

  • Dẫn xuất của Vitamin D làm lành vùng da bị bệnh vảy phấn hồng, vảy nến.
  • Kích thích sự biệt quá và tăng sinh của các tế bào sừng, hỗ trợ tế bào da bị bệnh vẩy nến dần phát triển bình thường.

Cách dùng:

  • Người bệnh sử dụng bôi ngoài da với một lớp mỏng, xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy phấn hồng.
  • Để thuốc ngấm trong khoảng 30 phút.
  • Đối với người lớn trên 18 tuổi được khuyến cáo sử dụng 2 lần/1 ngày sáng và tối. Không dùng thuốc quá 100g mỗi tuần.
  • Sử dụng 1 lần/ngày khi kết hợp với corticosteroid dùng ngoài.
  • Với người bệnh dưới 18 tuổi nên có thể sử dụng 1-2 lần / 1 tuần và liều lượng không quá 75g.

Giá bán: 300.000 VNĐ/tuýp 30g.

Trozimed sản xuất bởi công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú
Trozimed sản xuất bởi công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú

Salicylic acid 5%

Một loại thuốc mỡ bôi ngoài da của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây không thể không kể đến là Salicylic acid 5%. Thuốc được sử dụng cho tình trạng vảy phấn hồng ở mức độ nhẹ, chưa lan rộng ra nhiều vùng. Khi sử dụng da sẽ được cấp ẩm, trở nên láng mịn và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. Các thành phần trong thuốc khá lành tính nhưng nếu mới sử dụng lần đầu, người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát, khô, bong tróc.

Thành phần: Acid salicylic - 0,25g/5g

Công dụng:

  • Trị mụn cơm, mụn trứng cá, mụn cóc.
  • Mờ sẹo và các vết chai sạn.
  • Trị bệnh vảy phấn vòng, vảy nến.
  • Tình trạng dày sừng ở tay và chân sẽ được đẩy lùi.
  • Viêm da tróc vảy, viêm da cơ địa.

Cách dùng:

  • Người bệnh chỉ cần lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Da cần được vệ sinh sạch sẽ và thấm khô trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Khi sử dụng lần đầu, người bệnh chỉ nên sử dụng 1 lần/ 1 ngày và tăng liều lượng tùy vào tình trạng của bệnh.
  • Nếu bị tiểu đường, hệ tuần hoàn suy giảm, vùng da bị vảy phấn hồng rộng, có vết thương hở hay người bệnh dưới 12 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc.

Giá bán: 30.000 VNĐ/tuýp 15g.

Elidel

Elidel là một chất ức chế miễn dịch, làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp làm chậm sự phát triển của viêm da dị ứng (eczema) trên da. Khi thoa lên da, người bệnh sẽ giảm được cảm giác khó chịu như ngứa, rát, bong tróc da. Đặc biệt là thuốc có thể cải thiện tình trạng bệnh, tránh trường hợp xấu khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Thành phần: Anhydrous citric acid, Elidel là Anhydrous citric acid, Benzyl alcohol, Cetyl alcohol, Sodium hydroxide và Propylene glycol.

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng da bị vảy phấn hồng.
  • Giảm mẩn ngứa, mụn đỏ do dị ứng.
  • Bệnh chàm kháng thuốc chữa thông thường.
  • Bệnh bạch biến, tình trạng khiến da đổi màu.

Cách dùng:

  • Vùng da bị vảy phấn hồng cần được làm sạch và lau khô bằng khăn mềm. Ước chừng diện tích bôi và lấy một lượng kem vừa đủ.
  • Xoa đều kem bằng một lớp thật mỏng, sử dụng 1-2 lần/ngày và trong khoảng 6 tuần để thấy được sự khác biệt rõ rệt.
  • Nếu đang sử dụng các phương pháp quang trị liệu, hệ miễn dịch suy giảm hay dị ứng với thành phần của thuốc thì người bệnh không nên sử dụng Elidel.

Giá bán: 300.000 VNĐ/tuýp 30g.

Elidel là một chất ức chế miễn dịch, giảm viêm da
Elidel là một chất ức chế miễn dịch, giảm viêm da

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi vảy phấn hồng

Để quá trình sử dụng thuốc đem lại hiệu quả cao, người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Có lối sống tích cực, ngủ sớm, uống đủ nước, tránh căng thẳng trong thời gian dài, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Trong chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung thật nhiều rau củ quả xanh, các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy tình trạng bệnh nhanh khỏi.
  • Tay và vùng da bị vảy phấn hồng cần được làm sạch trước khi sử dụng thuốc bôi để các thành phần của thuốc có thể dễ dàng thẩm thấu và phát huy công dụng.
  • Không nên bôi thuốc vào vết thương hở, các vùng da lành xung quanh để tránh bị tổn thương.
  • Chăm da đúng cách, không gãi, chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong và làm ảnh hưởng đến vùng da bị vảy phấn hồng.
  • Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ liều lượng được in trên bào bì hoặc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên quá lạm dụng thuốc sẽ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Khi quan sát thấy cơ thể có phản ứng lạ với thuốc, người bệnh cần dừng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ càng.

Trên đây là top 7 loại thuốc bôi vảy phấn hồng được bác sĩ khuyên dùng, mang lại hiệu quả cao. Tình trạng bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh có phác đồ điều trị phù hợp cũng như lối sống lành mạnh. Nếu tình trạng ngày càng trở nặng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo