Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Dạng Bôi:

  • Corticoid: Giảm ngứa, sưng viêm, dưỡng ẩm, giảm bong tróc.
  • Ketoconazole: Kiềm nấm, diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm. Cải thiện da khô và tróc vảy.
  • Calcineurin Inhibitors: Giảm ngứa và chống viêm mà không gây teo da.
  • Ciclopirox Cream: Dùng cho bệnh ngoài da do nấm.
  • Fucidin: Giảm nhiễm trùng da, ngứa, và mụn trứng cá.

Dạng Uống:

  • Kháng Sinh: Ngừa bội nhiễm da trong trường hợp nặng.
  • Kháng Histamin H1: Kiểm soát triệu chứng, hạn chế tổn thương lan rộng.
  • Chống Viêm: Không steroid như Diclofenac, Ibuprofen hoặc steroid tùy mức độ nhiễm trùng.
  • Giảm Đau: Paracetamol giảm đau và hạ sốt.
  • Bổ Sung Vitamin A: Hỗ trợ giảm bong tróc và tăng tiết dầu.

Lưu Ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Bảo dưỡng vùng da bị tổn thương.
  • Tái khám sau liệu trình.

Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu) tập trung chủ yếu ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, lưng, ngực, da đầu... Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng như vùng da bị viêm da nổi ban đỏ hoặc hồng, da nhờn kết hợp vảy khô. Viêm da dầu không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh. Vậy đâu là thuốc loại bỏ viêm da tiết bã tốt nhất cho bạn để sớm khắc phục các triệu chứng khó chịu. Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.

Thông tin tổng quan về bệnh viêm da dầu(Viêm da tiết bã)

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương - chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Bệnh viêm da dầu hay viêm da tiết bã nhờn (Tên tiếng anh: Seborrheic dermatitis) là bệnh về da mãn tính, làm xuất hiện nhiều mảng da đỏ kèm theo hiện tượng nóng rát, da bong tróc từ ít tơi nhiều tùy theo mức độ. Thông thường, bệnh không gây ngứa, nhưng không ít trường hợp lại gặp tình trạng ngứa, gây nhiều tổn thương da.

Viêm da tiết bã nhờn triển triển theo từng giai đoạn và lứa tuổi khác nhau, cụ thể như sau:

  • Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ: Trẻ nhỏ dễ bị viêm da tiết bã nhờn ở giai đoạn từ 2 - 10 tháng tuổi. Nếu chú ý quan sát, các mẹ sẽ thấy trẻ có dấu hiệu có vết da đỏ ở mặt, mí mắt, vùng nếp gấp giữa đùi. Đặc biệt, ở vùng da đầu có nhiều mảng vảy bong tróc, dân gian gọi là “cứt trâu.”
  • Viêm da dầu ở người lớn: Ở người lớn, bệnh xuất hiện ở độ tuổi từ 18 - 40 tuổi và nam giới sẽ mắc nhiều hơn nữ giới. Nhiều người bị viêm da đầu nhưng sau khi trị khỏi không tái phát lại. Song, cũng không ít đối tượng lại bị bệnh “đeo bám” dai dẳng, tái phát lại nhiều lần.

Một số tác nhân được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tính trạng này như:

  • Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu: Theo thống kê, bệnh viêm da tiết bã nhờn có xu hướng tăng nhanh vào những ngày có thời tiết khô hanh, thời điểm giao mùa từ Hạ - Thu, Thu - Đông. Do độ ẩm không khí xuống thấm, khiến da dễ bị mất nước. Ngoài ra, những ngày nắng nóng tuyến nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều bã dầu dư thừa tạo điều kiện thuận lợi để nấm malassezia và nhiều loại vi khuẩn khác phùng phát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại kháng sinh, lạm dụng thuốc cũng gây ra tác dụng phụ làm viêm da tiết bã nhờn.
  • Gặp các vấn đề về thần kinh: Thường xuyên bị stress, mệt mỏi, căng thẳng làm tâm lý mất cân bằng hoặc Parkinson sẽ gây ra hậu quả rối loạn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành viêm da tiết bã nhờn.
  • Di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm da dầu, thì khả năng con sinh ra cũng bị mắc bệnh do gen từ bố mẹ.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như do tính chất da, thể trạng sức khỏe, vệ sinh da không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, bệnh nhân bị nhiễm HIV,...

Các dấu hiệu bệnh viêm da dầu thường diễn ra một cách từ từ theo từng cấp độ chứ không đột ngột. Khi bị mắc bệnh, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng các triệu chứng bên ngoài như:

  • Hiện tượng ngứa: Thông thường bệnh không gây ngứa, tuy nhiên không ít người lại cảm thấy vùng da bị bệnh ngứa rát rất khó chịu. Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng lên khi bệnh nhân có hoạt động mạnh khiến mồ hôi đổ ra nhiều.
  • Xuất hiện mảng có màu đỏ: Do viêm da dầu, nên người bệnh sẽ thấy da bị khô, có mảng ban đỏ rát, nhất là ở vùng hai bên cánh mũi, má, cằm, trán,...
  • Da bong tróc: Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy tình trạng da bong tróc, kết vảy rất nhiều, nhất là ở vùng da dầu. Nhiều người dễ nhầm lẫn với gàu hoặc bệnh khác dẫn tới điều trị không đúng cách.

Trên đây là những triệu chứng chung  khi bị mắc bệnh viêm da dầu. Ngoài ra, bệnh ở từng đối tượng khác nhau thì cũng có biểu hiện nhận biết khác nhau. Để an toàn, khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu bẩn thường, các bạn nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe từ đó có phương pháp xử lý phù hợp và kịp thời.

Thuốc trị viêm da tiết bã dạng bôi

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương - chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc bôi là phương pháp phổ biến mà sau khi thăm khám hầu hết các bác sĩ đều kê đơn. Thuốc bôi có công dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm, dưỡng ẩm cho da giảm bong tróc...

Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo như:

Thuốc bôi chứa corticoid trị viêm da tiết bã

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu như các tổn thương của viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng mặt, tai, ngực thì có thể sử dụng corticoid bôi tại chỗ có chứa các dẫn xuất như Fluocinolon, Desonid và Betamethason.

Thuốc trị viêm da tiết bã Fluocinolon
Thuốc trị viêm da tiết bã Fluocinolon

Các thuốc chứa thành phần corticoid thường có tác dụng nhanh trong việc giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh tuy nhiên khi dùng chỉ được dùng nồng độ thấp. Tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc như mòn da, mòn da, giãn mạch...

Thuốc trị viêm da tiết bã Hydrocortisone 1%

Kem bôi Hydrocortisone 1% là một loại steroid chống viêm dùng ngoài da, với công dụng chính là giảm phần mạch máu của phản ứng viêm, giúp hình thành chất lỏng chống viêm cũng như dịch tiết tế bào.

Khi sử dụng chỉ nên bôi kem ở những vùng da bị tổn thương, không nên bôi lên vùng da khác. Chú ý không dùng thuốc trị viêm da dầu này cho những người quá mẫn với thành phần thuốc, không thoa lên mặt/ da bị lở loét, nhiễm trùng, không dùng để loại bỏ mụn trứng cá...

Thuốc giảm tiết bã nhờn Ketoconazole

Đây là một loại thuốc chống nấm với hoạt phổ rộng, có công dụng là kiềm nấm, diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh viêm da dầu có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ.

Thuốc giảm tiết bã nhờn Ketoconazole
Thuốc giảm tiết bã nhờn Ketoconazole

Ngoài ra, thuốc Ketoconazole còn có thể giúp người bệnh cải thiện hiện tượng da khô, tróc vảy hoặc một số bệnh lý ngoài da khác như hắc lào, nước ăn chân...

Thuốc bôi ức chế calcineurin giảm viêm da dầu

Một trong những thuốc trị viêm da tiết bã quen thuộc và an toàn cho người bệnh đó là thuốc bôi ức chế calcineurin. Các thuốc sử dụng phổ biến trong khắc phục viêm da dầu như Pimecrolimus, Tacrolimus có công dụng giảm ngứa, chống viêm nhưng không gây teo da hay giảm đề kháng như thuốc corticoid.

Bởi vậy mà thuốc rất phổ biến trong trường hợp mắc viêm da tiết bã nhờn ở khu vực da mặt và tai.

Thuốc trị viêm da tiết bã Ciclopirox Cream

Ciclopirox Cream thích hợp với những trường hợp bệnh ngoài da do nấm gây ra. Công dụng của thuốc là giúp kháng nấm, đồng thời kìm hãm sự phát triển của nấm. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thông thường Ciclopirox Cream được dùng trong 4 tuần.

Kem bôi viêm da dầu Fucidin

Với công dụng tương tự như một thuốc kháng sinh, kem bôi Fucidin giúp người bệnh giảm tình trạng nhiễm trùng da, hạn chế ngứa da cùng một số triệu chứng ngoài da khó chịu khác. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng loại bỏ triệu chứng nhiễm trùng do virus và nấm gây ra.

Fucidin có công dụng như một thuốc kháng sinh giúp hạn chế ngứa, giảm tình trạng nhiễm trùng da
Fucidin có công dụng như một thuốc kháng sinh giúp hạn chế ngứa, giảm tình trạng nhiễm trùng da

Theo đó, loại thuốc này rất phù hợp trong xử lý các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, chàm da, nhiễm trùng da...

Kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã

Nếu bị viêm da dầu ở mặt thì bạn có thể được kê các loại kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da tránh tình trạng khô da, khắc phục hiện tượng bong vảy. Các loại kem dưỡng ẩm tốt có thể kể đến như: Panthenol, Glycerin và Zinc.

Lưu ý: Phần lớn các loại thuốc bôi hiện có mặt ở các hiệu thuốc trên cả nước nên người bệnh có thể mua dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng bệnh bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống

Bên cạnh thuốc bôi thì thuốc uống cũng là sự lựa chọn dành cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc uống được chỉ định khi các tổn thương da lớn, xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau nhức, nóng rát.

Lúc này, thuốc uống và thuốc bôi sẽ được kết hợp với nhau để nâng cao kết quả xử lý bệnh. Các thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống thường được chỉ định như:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp viêm da dầu mức độ nặng nhằm mục đích ngừa tình trạng bội nhiễm da. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm trùng, chủng vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Thuốc kháng sinh trị viêm da tiết bã
Thuốc kháng sinh trị viêm da tiết bã được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng

Hiện nay có 4 loại kháng sinh được dùng trong giải quyết các vấn đề viêm da tiết bã nhờn đó là: Nhóm Cephalosporin (gồm các thuốc như Cefotaxim, Cephazolin...); nhóm Penicillin (gồm các thuốc Penicillin V, Amoxicillin…); nhóm Macrolid ((chẳng hạn như Erythromycin...); nhóm Lincosamid (điển hình là thuốc Clindamycin).

Loại bỏ viêm da tiết bã bằng thuốc kháng histamin H1

Thuốc này được sử dụng cho những trường hợp viêm da tiết bã có triệu chứng ngứa nhiều, khó chịu, viêm kích hoạt trên diện rộng, có dấu hiệu lan nhanh sang vùng da khác. Công dụng của thuốc kháng histamin H1 là giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh, khoanh vùng để hạn chế tổn thương lan rộng.

Một số loại thuốc được sử dụng trong xử lý viêm da tiết bã gồm: Loratadin, Clorpheniramine, Fexofenadin, Cetirizin hydroclorid… Thuốc kháng histamin H1 được đánh giá là an toàn với người bệnh, nhưng khi dùng có thể bị buồn ngủ hoặc giảm tập trung.

Thuốc uống chống viêm

Nếu các tổn thương trên da của người bệnh viêm da tiết bã có dấu hiệu sưng và phù nề bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm dạng uống. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc chống viêm có steroid hoặc không steroid tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi người. Cụ thể các loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc không steroid: Các loại thuốc được dùng phổ biến như Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam.
  • Thuốc có steroid: Khả năng chống viêm cũng như chống dị ứng của nhóm thuốc này rất mạnh, đồng thời dễ gây ra những vấn đề không mong muốn nên thường được dùng trong trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu phù nề và sưng viêm quá nặng.

Thuốc chống viêm không steroid Naproxen
Thuốc chống viêm không steroid Naproxen

Thuốc giảm đau loại bỏ viêm da tiết bã

Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng bong tróc, phù nề, đau rát, đặc biệt là tình trạng đau nhức cơ thể, thân nhiệt tăng do nhiễm trùng kích hoạt. Thuốc được dùng phổ biến trong viêm da tiết bã là Paracetamol với khả năng hạ sốt nhanh, giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa.

Khi sử dụng thuốc giảm đau bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, không dùng đồng thời với các thuốc có thể gây độc lên thận và gan.

Uống vitamin A hỗ trợ giảm bong tróc, tăng tiết dầu thừa

Một trong những giải pháp mà bạn không nên bỏ qua khi xử lý viêm da dầu đó chính là bổ sung vitamin A. Vitamin A có thể giúp người bệnh giảm tình trạng bong tróc, giảm tăng tiết dầu thừa ở trên da.

Bên cạnh đó, vitamin A còn có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngừa bội nhiễm, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, giảm nguy cơ bệnh quay lại.

Những lưu ý khi loại bỏ viêm da tiết bã

Trong thời gian xử lý viêm da tiết bã người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để có được kết quả tốt nhất:

  • Cho dù là thuốc uống hoặc thuốc bôi thì người bệnh đều cần phải tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, bởi dùng không đúng thuốc và sai cách sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi dùng thuốc, đặc biệt là thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc. Khi có những triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
  • Với các loại thuốc Đông y, người bệnh cũng cần phải thăm khám, không dùng đơn thuốc của người khác áp dụng cho mình.
  • Song song với việc dùng thuốc người bệnh nên giữ vệ sinh vùng thân thể, đặc biệt vùng da bị viêm sạch sẽ. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya...
  • Sau liệu trình dùng thuốc hãy đi tái khám để bác sĩ theo dõi tiến trình xử lý tốt hơn.

Như vậy, thuốc trị viêm da tiết bã hiện nay có rất nhiều, nhưng đâu là thuốc phù hợp với bạn thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu viêm da dầu bạn hãy chủ động tới cơ sở y tế thăm khám để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, hạn chế tối đa rủi ro khi dùng thuốc. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận (30)

  1. Bảo Trang says: Trả lời

    Thấy mọi người bảo bệnh viêm da tiết bã này là phải phối hợp các nhóm thuốc lại với nhau chứ chỉ dùng riêng rẽ 1 loại bôi hay uống thì khó xử lý lắm. Ba ck em bị cả ở mặt với chân tóc nữa mà em đưa bài viết này ông xem để lấy thuốc giải quyết cho xong bệnh mà chả chịu @@

    1. Lê Thị Minh Thu says: Trả lời

      Kết hợp hay ko thì phải để bác sĩ khám rồi xem xét mức độ tổn thương viêm da đã chứ. Đừng có tự ý dùng thuốc nhé, hôm nọ tui đi khám ở trung tâm da liễu đông y Việt nam có gặp 1 cô tự mua thuốc bôi với uống chứa corti nên bị phù mặt tích nước kinh lắm. Thôi tui cứ theo bác sĩ, bác cho thuốc ntn thì dùng như thế ấy thôi

    2. Há Cảo says: Trả lời

      Đúng r. Cái này là lẽ đương nhiên. Đi khám bệnh và theo đơn của bsĩ. Mà bồ chọn Trung tâm để khám chuẩn đấy, 1 trong những địa chỉ khám da liễu đông y uy tín, có bài thuốc nổi tiếng An bì thang từ thảo dược tụ nhiên, VTV giới thiệu đây này

    3. Phạm Văn Đăng says: Trả lời

      Ừ bài thuốc ABT này được đội ngũ bác sĩ ở Trung tâm da liễu đông y Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng, phát triển từ phương thuốc xử lý viêm da thái y viện triều Nguyễn kê cho vua chúa đấy. Mình cũng đang theo thuốc này, có cả thuốc uống trong lẫn thuốc bôi ngoài, dùng được hơn nửa rồi thì thấy tình trạng da cải thiện nhiều rồi, da hết bong tróc ngứa, đang dần hồi phục lại đây

    4. Điện máy Kim Cương says: Trả lời

      Hỏi tí ko phải nhé người anh em. Thuốc hoàng cung thế thì giá sao? Tốt mà giá cao quá thì nhiều người khó mà có điều kiện sử dụng được ấy nhỉ

    5. Bùi Ngọc says: Trả lời

      Ôi zồi ôi. Em lại chỉ cần có thể xử lý được tình trạng viêm da tiết bã của mình thì bao tiền em cũng chi. Đi nhiều viện rồi nhiều thầy lắm rồi mà có chỗ nào giải quyết ổn thỏa được đâu, ngứa ngáy suốt ngày, da thì sần sùi bong vảy phát chán lên ấy. Mong là thuốc ở trung tâm da liễu này có thể đáp ứng tốt như mọi người nói, chứ so về thuốc đông y thì giá tiền ở đây thì em thấy cũng bình thường, tùy theo tình trạng bệnh mà kê đơn, của em có 3tr3/tháng mà

    6. Hoàng Thu Quỳnh says: Trả lời

      BS sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn nên đơn thuốc mỗi ng là khác nhau, giá tiền cũng từ đo dao động theo, nhìn chung tầm trên 3 triệu 1 tháng. Cậu cứ uống thuốc và tuân thủ đúng theo đơn của BS là oke nhé. Bản thân tớ đi cũng chả thiếu viện lớn hay phòng khám tư nào nhưng chỉ đến khi qua Da liễu đông y VN mới hết bệnh. BS ở Trung tâm này khám kỹ phết ấy, hỏi bệnh từng tí, soi da kỹ rồi mới đưa ra phác đồ cho người bệnh về nhà dùng. Trộm vía tớ đáp ứng thuốc kha khá nên chỉ 1 time ngắn sau là triệu chứng bớt nhiều, về sau vùng da tổn thương cũ được nuôi dưỡng hồi phục lại nên mềm mịn và đều màu, không còn cảnh da tróc vảy hay viêm ngứa gì nữa. Thuốc ở bên này cũng được bào chế từ nguồn thảo dược đạt chuẩn GACP WHO nên lành tính và không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe. Đúng chả có j để chê cả ấy

  2. Hoàng Văn Tuấn says: Trả lời

    Các bác sỹ ơi. Mình đã dùng kha khá thuốc trong danh sách ở trên rồi nhưng có vẻ không được ổn lắm. Thời gian đầu thì có t/d đấy nhưng càng về sau thì thấy không còn hiệu quả như trước, như thuốc keto và fuci thì giờ bôi như không ấy. Liệu mình có nên chuyển sang dùng thuốc đông y của các bác sỹ không, thuốc có gây ra nhờn thuốc như thuốc tây không nhỉ?

    1. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn Hoàng Văn Tuấn!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm. Bài thuốc sở hữu công thức hoàn chỉnh. Thành phần thảo dược là sự kết hợp của hàng chục vị thuốc quý. Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng cao. Với cơ chế kép tác dụng từ trong ra ngoài, bài thuốc sẽ không gây ra tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc. Với tình trạng bệnh hiện tại, mời bạn đến Trung tâm để bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều chỉnh phương thuốc cho phù hợp với bạn nhé.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Phạm Quỳnh Anh says: Trả lời

      Nghĩa là sẽ k bị nhờn thuốc phải k bác sĩ. Nếu dùng lâu dài có ảnh hưởng gì k. E bị quanh năm, càng mùa hè càng khổ nên rất muốn có loại thuốc nào tốt mà lành để còn dùng thường xuyên được ạ

    3. Trang Miu says: Trả lời

      An Bì Thang là thuốc chứ có phải thực phẩm chức năng đâu mà bé định dùng thường xuyên thế. Sd theo phác đồ Bs họ kê đơn thôi nhé. Thuốc tác động tới căn nguyên bệnh, xử lý cả nguyên nhân lẫn triệu chứng, thải độc, điều hòa công năng tạng phủ và nâng cao miễn dịch đề kháng của cơ thể lên, hạn chế tối đa khả năng bệnh quay trở lại. Anh uống có 1 đợt từ năm ngoái mà bệnh được kiểm soát tới tận giờ đây. Em xem rồi qua trung tâm Da liễu đông y khám để giải quyết cho xong đi. Bệnh này mùa đông lạnh còn bớt tí chứ mùa hè cứ gọi là xác định chứ còn gì

    4. Lê Hải Yến says: Trả lời

      Chuẩn thật. T bị viêm da tiết bã ở đầu, mẹ ơi mùa hè đi đâu đội mũ xong ra mồ hôi bết vào thì gãi chảy máu ra. Cũng may là sau đó biết đến thuốc Nhất nam an bì thang của tt da liễu đông y Việt Nam nên mới thoát được cái cảnh khổ đó. Các b cứ qua địa chỉ Số 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội mà khám, địa chỉ duy nhất của tt họ đấy. Để t thêm tí thông tin về bài thuốc cho các b tham khảo nhé https://www.trungtamdalieudongy.com/thoat-khoi-viem-da-dau-sau-3-thang-dung-y-hoc-co-truyen.html

  3. Yu Yu Chen says: Trả lời

    Trong những loại thuốc ở trên thì thuốc bôi nào là tốt nhất vậy. Mình chỉ muốn bôi thôi, đang cho con bú nên chả muốn đụng thuốc uống chi cho mệt người lại còn ảnh hưởng sữa nữa

    1. Nguyễn Thị Hương says: Trả lời

      Thế bôi cái thuốc đầu ấy. Cái 1% ấy, cái này tuy là cortico nhưng lại là loại nhẹ nhất, bớt ngứa nhiều mà dùng lâu dài không sao cả. Mình ko bầu bí cũng chả sinh đẻ gì vẫn không muốn uống thuốc, bôi ngoài vẫn là chân ái nhất, vừa tiện vừa không hại người

    2. Trái Dưa says: Trả lời

      Vỡi. Ai nói với bạn như thế. Dù là phân loại trong nhóm Cor nhẹ nhất nhưng dùng vẫn gây ảnh hưởng, có thể dẫn tới tình trạng da bị nhiễm độc Cor và phải mất rất rất nhiều thời gian để hồi phục lại đấy nhé. Bệnh viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da dầu) nếu chỉ dùng thuốc ngoài thôi thì khó có thể giải quyết được bệnh, cần thuốc uống vào trong xử lý nguyên nhân bạn nhé. Nếu đang mang thai or cho con bú thì có thể uống thuốc đông y An bì thang, hiệu quả tốt mà không gây hại gì đến sữa mẹ. Mình đưa bà chị dâu đến trung tâm da liễu đông y việt nam khám và lấy thuốc chứ đâu, bà ấy uống kết hợp bôi thuốc thảo dược ở đó có 1 đợt là okela rồi, sữa thì vẫn đủ cho con ti, chả bị mất sữa đâu

    3. Vũ Mạnh Hùng says: Trả lời

      Cần lời chốt từ bác sĩ, chứ mấy bạn nói vậy thì tôi cũng chả dám tin. Nhỡ đâu vợ tôi uống vào mà có ảnh hưởng gì thì tôi biết bắt đền ai

    4. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn Vũ Mạnh Hùng!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm. Bài thuốc được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú, không chứa các dược liệu tổng hợp, chất bảo quản, hormone hay thuốc kháng sinh. Chính vì thế nên có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. vì thể trạng của trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, sau sinh mỗi người sẽ khác nhau nên bác sĩ sẽ cần trao đổi cụ thể hơn để có thể đưa ra hướng khắc phục.
      Mời bạn đưa vợ đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

  4. Bỉm sữa Hoàng Huyền Cổ Lễ says: Trả lời

    Anh xã mình trc bị viêm có tí thôi mà sao gần đây thấy chỗ viêm lan rộng ra, dưới cằm rồi 2 bên mũi, trên trán đỏ ửng lên rồi bắt đầu khô bong ra, ảnh gãi suốt thôi ấy. Mình có khuyên đi khám ở viện da liễu trung ương tuyến đầu nhưng ảnh bảo bệnh này thuốc tây không giải quyết được, nhất quyết đòi đặt thuốc đông y của trung tâm da liễu đông y vn này mọi người à. Phản đối mãi mà không được nên giờ đành lên mạng tìm hiểu thông tin về thuốc xem sao, có ai dùng thấy ổn không nói mình vs

    1. Nguyễn Thị Quỳnh says: Trả lời

      Sao phải phản đối. Chồng bé nói đúng mà. Bệnh viêm da tiết bã này nó dai như đỉa ấy, hầu như thuốc tây nó chỉ tác động xử lý được triệu chứng tức phần ngọn của bệnh thôi, cứ ngưng thuốc thì dăm bữa nửa tháng lại bị lại ấy mà. Chị đây bao năm đi da liễu cứ hết đơn này đến đơn khác và rồi vẫn phải quay xe sang đông y đây. Ban đầu lấy thử 1 tháng thuốc An bì thang của Trung tâm da liễu đông y việt nam về dùng, thấy tình trạng được cải thiện kha khá, da lại không bị khô hay mẫn cảm gì nên sau chị lại đặt thêm để xử lý cho hết bệnh. Em xem bài này và cứ mạnh dạn đặt thuốc cho chồng đi nhé https://www.trungtamdalieudongy.com/chua-dut-diem-viem-da-dau-o-mat-voi-bai-thuoc-nhat-nam-an-bi-thang.html

    2. Lưu Thanh Thanh says: Trả lời

      Ủa đặt được thuốc à. Tui lại cứ tưởng bắt buộc phải đến nên đang tính mấy hôm nữa xin nghỉ để đến trung tâm da liễu này khám. Đặt được thì tui lại rút đơn nghỉ haha

    3. Phương Thảo says: Trả lời

      Có hỗ trợ cho những người ở xa k thể tới thăm khám trực tiếp được đấy. Chế gọi điện đến số hotline 02485851102 nhé, trung tâm họ sẽ tiếp nhận và chuyển cho bác sĩ, chế sẽ được call video cùng bác sĩ, lúc ấy cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh cũng như các xét nghiệm cũ để bác sĩ lên đơn thuốc thích hợp và gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện nhé. Mẹ t bị say xe k ra đó được nên t cũng đặt thuốc về, bà dùng thuốc thấy khen lắm

  5. Trần Phương says: Trả lời

    Ôi trời. Đến tận bây giờ em mới biết con em bị viêm da dầu tiết bã trên đầu ấy các chị ạ. Mới đẻ ra thấy da đầu con có các vảy bết vào tóc, cứ nghĩ là c.ứt trâu như các cụ hay nói. Sau tắm lá các kiểu con đà điều chả được nên em cho đi khám thì mới tá hỏa ra bệnh. Đơn thuốc về thì cũng chỉ bôi vì con em còn bé quá, bác sĩ bảo cho thuốc nhẹ nên cứ nghĩ mấy loại dưỡng ẩm thôi ai ngờ nay đọc được bài viết này rồi mang thuốc ra xem thì thấy thuốc của con em toàn chống viêm liều cao thôi. Rõ khổ, còn nhỏ vậy đã phải tiếp xúc thuốc tây, muốn đổi thuốc đông y thì cũng chả uống được, rõ thương ấy

    1. lý thị nết says: Trả lời

      tắm lá gì mà lại không được thé. trước con mình bị thì dùng nước lá chè xanh gội đầu cho con, sau đó lau khô và bôi dầu dừa vào. dần dà cái chỗ ứt trâu đấy nó mềm ra, mình lấy tay bóc nhẹ ra là hết thôi mà. bé tí teo thì thuốc bôi vào hại lắm, mom thử làm lại theo cách của mình ấy

    2. Bo Xian says: Trả lời

      Nếu chỉ bị 1 mảng nhỏ thì thực hiện theo cách của bà nói còn được. Chứ thẳng ra mà vùng viêm da tiết bã trên đầu lớn, vảy đóng lại nhiều phải dùng thuốc mới xử lý được. Bé con còn nhỏ quá thì mấy bà cho con dùng thảo dược đông y nhé. TT Da liễu đông y VN có bài thuốc An bì thang dùng được cho cả trẻ em đấy. Giờ lấy thuốc bôi và ngâm rửa của họ để xử lý tại chỗ, sát khuẩn, tiêu viêm và phục hồi da trước đã. Tui trước cũng dùng vậy cho con, giờ nó lớn hơn tí thì tui mới lấy thuốc về uống cho hết hẳn này

    3. Đặng Thu Thảo says: Trả lời

      Chị đồng nghiệp cùng cơ quan cũng khuyên mình vậy đó. Con chị ấy trước dùng thuốc ngoài trong bộ An Bì Thang, sau đấy lấy thêm thuốc uống về để giải quyết được căn nguyên, tránh cho bệnh trở lại. Chị ấy bảo nếu lạm dụng các loại thuốc tây thì sau con bị nhờn thuốc và nếu muốn xử lý bằng đông y sẽ mất thời gian hơn so với những trẻ khác. Thế nên mình cũng đang sắp xếp để đưa con đến trung tâm của họ khám lấy thuốc đây

  6. Hoàng Thắng 8x says: Trả lời

    Lướt cmt từ trên xuống thấy Ace cứ kêu thuốc tây nhiều tdụng phụ nhưng vẫn đầy người dùng đấy thôi. Vắng mợ chợ vẫn đông, đừng chê thế chứ

    1. Lê Thúy says: Trả lời

      Haha. Thuốc tây đáp ứng nhanh nhưng dễ gây nhờn thuốc và nói thẳng ra là ko xử lý được bệnh, chỉ để cầm chừng triệu chứng thôi. Ưu nhược điểm mọi người phân tích cả ra đấy rồi mà mi còn nói vậy. Nếu không vì lười sắc thuốc thì tau chuyển thuốc đông y của trung tâm da liễu đông y lâu rồi nhé

    2. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn Lê Thúy!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm. Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống bận rộn của nhiều người bệnh, Trung tâm có thể hỗ trợ sắc sẵn thuốc và đóng gói thành từng túi nhỏ, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn thuốc của Trung tâm mà không cần lo lắng về việc phải sắc thuốc nữa nhé.
      Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    3. Tr Nhật Linh says: Trả lời

      Ôi thôi xong e. Hôm qua e chat trên ứng dụng Nhất nam y viện nhờ bác sĩ tư vấn hỗ trợ và kê đơn cho tình trạng da bị bít tắc tuyến tiết bã, dầu ẩm và có vảy ngứa của bản thân. Bác sĩ có hỏi e cần hỗ trợ bào chế thuốc trước khi gửi không mà lúc ấy đầu e hơi ngơ lại nói là không. Giờ e muốn thay đổi và nhờ bác sĩ bào chế sắc sẵn được không ạ? Huhu

    4. Uyên Xù says: Trả lời

      Thường thì sau khi khám và hỏi bệnh thì bác sĩ sẽ lập hồ sơ bệnh án rồi kê đơn bốc thuốc, nếu bệnh nhân yêu cầu hỗ trợ bào chế thì trung tâm họ sẽ sắc sẵn đóng túi or làm thành dạng cao lỏng tiện dụng nhé. Bạn chat ngay lại cho bác sĩ đi, luôn có người trực tiếp nhận đấy. Mà phải công nhận Trung tâm này đỉnh thật, từ bác sĩ giỏi, bài thuốc tốt đến cả tiện ích mang lại cũng nhiều. Cái app Nhất nam y viện này ngoài việc có thể nhắn tin nhờ bác sĩ tư vấn thì còn có thể đăng ký lịch khám, đặt thuốc và tham khảo thông tin về bệnh học, bài thuốc lẫn kinh nghiệm xử lý bệnh thông qua các bài viết do đội ngũ chuyên gia viết, tin chuẩn khoa học, dễ hiểu luôn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo