Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cần chú ý đến chế độ ăn uống để giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị, và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số thông tin quan trọng:

 Kiêng Ăn:

  • Đồ Ăn Chế Biến Sẵn: Hạn chế thực phẩm chứa muối đường cao và chất bảo quản, vì chúng có thể gây kích thích da.
  • Nhóm Gluten: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, vì gluten có thể gây tổn thương da.
  • Đồ Ngọt: Hạn chế đường tinh chế để tránh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm trầm trọng các triệu chứng.
  • Các Chất Kích Thích: Tránh bia, rượu, cà phê, vì chúng có thể làm tăng độc tố và giảm hiệu quả của thuốc điều trị.

 Nên Ăn:

  • Nghệ Vàng: Chứa curcumin giúp chống viêm, kích thích tái tạo tế bào, và cải thiện sức đề kháng của da.
  • Rau Củ và Hoa Quả: Cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, giúp da tái tạo và ngăn chặn viêm nhiễm.
  • Kẽm: Hỗ trợ sức khỏe da, có thể tìm thấy trong ngũ cốc, rau củ, hoa quả.
  • Omega-3: Tăng cường chất béo từ cá hồi, cá thu giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu triệu chứng.
  • Folate: Tham gia vào tổng hợp kháng thể, giúp kiểm soát tình trạng vảy nến.

Bằng cách kết hợp chế độ ăn kiêng và bổ sung đúng đắn, bệnh nhân có thể hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn chặn tình trạng bùng phát. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn, nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì và bổ sung những phẩm thực phẩm nào để có thể đẩy được bệnh nhanh chóng, giúp làn da phục hồi tốt hơn và hạn chế nguy cơ tái phát? Đây là câu hỏi từ rất nhiều bệnh nhân thắc mắc trong quá trình điều trị. Do vậy, để có thể lên được thực đơn khoa học nhất, quý độc giả không nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

Tổng quan về bệnh vảy nến

Vảy nến (Tên tiếng anh: Psoriasis) là hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các tế bào da mới không kịp thay thế, những tế bào da cũ bị tích tụ lại tạo thành những mảng vảy trên da dày có màu đỏ, vảy trắng hoặc bạc. Đây là một bệnh lý mãn tính trên da khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Vảy nến có thể gặp ở mọi đối tượng với các mức độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ đều tương đương nhau. Theo thống kê của Bộ Y tế, hai nhóm tuổi bị mắc bệnh vảy nến nhiều nhất là những người trong độ tuổi 10 - 20 và 40 – 50 tuổi.

Bệnh lý này thường xuất hiện trên da sau đó biến mất, rồi đến một thời điểm nhất định lại bắt đầu tái phát trở lại. Vảy nến thường bùng phát khi da của bạn bị tổn thương, khi bạn thường xuyên bị áp lực, stress, bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng với thời tiết. Và đôi khi, bệnh xuất hiện không rõ nguyên nhân.

Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, việc nắm rõ các kiến thức về bệnh là điều vô cùng quan trọng. Trước hết, chúng ta cần biết được bệnh vảy nến do đâu mà xuất hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh lý này:

  • Do di truyền: Vảy nến có liên quan trực tiếp đến vấn đề rối loạn miễn dịch nên trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị bệnh cao nếu có bố mẹ bị nhiễm bệnh.
  • Chấn thương: Những vùng da bị chấn thương, thậm chí là các vết trầy xước nhỏ là môi trường thích hợp cho vảy nến phát triển.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng hạt có thể là nguyên nhân khởi phát để vảy nến hình thành thành và trở nên nghiêm trọng. HIV cũng dễ khiến tình trạng bệnh lý da liễu này nặng hơn.
  • Do sử dụng thuốc: Những loại thuốc này có thể làm tình trạng vảy nến của người bệnh ngày càng xấu đi.
  • Do áp lực, căng thẳng tâm lý: Buồn phiền, lo lắng, stress, tâm trạng không ổn định chính là yếu tố kích thích vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các yếu tố thời tiết không thuận lợi: Thời tiết lạnh, khô dễ khiến tình trạng vảy nến bùng phát dữ dội. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến bệnh lý này.

Vảy nến tuy là bệnh lý dễ gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết nó một cách chính xác. Để hạn chế việc nhầm lẫn đáng tiếc này, người bệnh cần để ý một số đặc điểm bệnh lý sau đây:

  • Các vảy trên da có màu trắng bạc nổi lên khỏi bề mặt da và có viền màu đỏ hoặc hồng.
  • Xuất hiện các vết nứt nẻ trên da gây đau nhức.
  • Da khô cứng, nứt và gây chảy máu.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng,da bị nổi ban đỏ.
  • Tình trạng nặng có thể gây lở loét và đau tấy da.
  • Các vùng khớp ở tay, chân, xương sống bị đau nhức, sưng cứng khó chịu.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần tìm ngay cho mình các phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Thực tế, có khá nhiều loại thực phẩm có thể kích thích làn da bùng phát các triệu chứng của bệnh vẩy nến mạnh hơn, da ngứa ngáy, bong tróc và đỏ nặng hơn. Cụ thể những nhóm thực phẩm đó là:

Đồ ăn chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng muối đường rất cao, đồng thời có thêm các chất bảo quản cũng như lượng calo tương đối lớn. Đây đều là những yếu tố gây ra rối loạn trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt với người mắc bệnh da liễu. Sử dụng những thực phẩm này có thể khiến diện tích bị vảy nến phát triển rộng hơn, các triệu chứng trở nặng và việc sử dụng thuốc sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Do vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, các thực phẩm có lượng đường, muối cao.

benh vay nen kieng an gi
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì> Các đồ chế biến sẵn

Nhóm gluten

Gluten cũng là một thành phần có khả năng làm gia tăng các biến chứng của bệnh vẩy nến, khiến da gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng và sẽ mất nhiều thời gian để có thể phục hồi về trạng thái khỏe mạnh. Thành phần này được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm được chế biến từ lúa mì, lúa mạch, vì vậy người bệnh cũng cần chú ý hạn chế sử dụng gluten.

Bệnh vảy nến kiêng ăn đồ ngọt

Các thực phẩm có lượng đường tinh chế cao, đường từ mật ong, đường từ ngô hoặc các chất làm ngọt khác đều có thể kích thích da bùng phát thêm nhiều cơn ngứa ngáy dữ dội, ửng đỏ và vảy nến sẽ lan rộng sang những khu vực khác.

Bên cạnh đó đường còn khiến các tế bào da khó tái tạo vết thương mất nhiều thời gian để làm lành. Vậy nên bệnh nhân bị vẩy nến nên kiêng đường cho tới khi bệnh ra khỏi hoàn toàn.

benh vay nen kieng an gi
Cần hạn chế đồ ăn ngọt

Các chất kích thích

Các chất kích thích như bia, rượu hay các loại cà phê có thể làm gia tăng tích tụ độc tố ở gan, thận, cản trở quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và làm rối loạn hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt, đây còn là yếu tố gây giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến.

Bệnh nhân muốn nhanh chóng điều trị dứt điểm vảy nến cần chú ý tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.

Bệnh vảy nến nên ăn gì?

Ngoài vấn đề nên kiêng những thực phẩm gì, người bệnh hãy lưu lại một số thông tin về các nhóm thực phẩm có lợi như sau:

Nghệ vàng

Curcumin có trong hệ vàng là một chất có khả năng chống viêm cực mạnh mẽ, được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là vảy nến. Hoạt chất này có khả năng kích thích ra làm lành vết thương nhanh chóng, cải thiện khả năng lưu thông máu cũng như giúp làn da có sức đề kháng tốt hơn. Đồng thời, những triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm trên da cũng sẽ được đẩy lùi khá hiệu quả.

Người bệnh có thể thêm nghệ vào một số món ăn hàng ngày thông qua những món kho, hầm, nấu canh hoặc có thể pha tinh bột nghệ để uống cũng sẽ cho tác dụng tương tự.

benh vay nen kieng an gi
Nghệ vàng có thể làm lành da nhanh chóng

Rau củ và hoa quả

Rau củ và các loại trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp đa dạng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ,... Qua đó giúp làn da có thể kích thích sản sinh thêm nhiều tế bào khỏe mạnh, làm lành các tổn thương, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng cũng như tăng cường khả năng đề kháng cho cả cơ thể.

Bệnh nhân nên tích cực bổ sung những nhóm rau củ và trái cây sau:

  • Nhóm rau cải: Đặc biệt các loại rau cải có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hoạt chất có khả năng kháng viêm. Có thể sử dụng bông cải xanh, cải xoăn, rau chân vịt,...
  • Nhóm quả mọng: Cung cấp nhiều chất giảm viêm và chống oxy hóa. Người bệnh nên thường xuyên ăn việt quất, dâu tây, nho, mâm xôi,...

Bệnh vảy nến nên ăn thực phẩm nhiều kẽm

Kiếm là thành phần rất cần thiết cho người bệnh vẩy nến nói riêng, bệnh da liễu nói chung. Kẽm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích da phục hồi sau tổn thương.

Người bệnh có thể sử dụng kẽm thông qua các loại ngũ cốc chưa sơ chế, ngũ cốc thô, các loại rau củ, hoa quả.

benh vay nen kieng an gi
Nên bổ sung thực phẩm nhiều kẽm

Nhóm cá béo

Omega 3 có trong các loại cá béo sẽ phát huy tác dụng chống viêm nhiễm, làm dịu các triệu chứng thường gặp của bệnh vẩy nến, giúp người bệnh đẩy lùi những dấu hiệu khó chịu nhanh chóng hơn.

Một số cá béo thường được khuyến khích sử dụng là: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,... Ngoài ra, cũng nên sử dụng các loại dầu ô liu, dầu dừa để chế biến món ăn thay cho mỡ động vật.

Nhóm folate

Folate tham gia vào tổng hợp các kháng thể có tác dụng ngăn chặn leukotriene hình thành (yếu tố kích thích vảy nến trở nặng hơn). Nhờ vậy, tình trạng vảy nến có thể được cải thiện tốt khi bệnh nhân thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm chứa thành phần này.

Người bệnh có thể nạp folate thông qua các loại đậu, ngũ cốc hoặc rau có màu xanh đậm.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn những thực phẩm gì là vấn đề người bệnh không nên bỏ qua trong quá trình điều trị. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong xây dựng chế độ ăn uống mỗi ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo