Da bị nổi mụn nước và ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Da bị nổi mụn nước và ngứa là một dấu hiệu bệnh được xem là vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để chăm sóc bản thân khi bị bệnh cũng như hiểu đúng về những nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng cách. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?

Da bị nổi mụn nước và ngứa là tình trạng các túi mụn có chứa chất dịch và xuất hiện ở một bộ phận như tay chân mặt, hoặc toàn bộ cơ thể. Người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Những nốt mụn nước này có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh da liễu cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.

Ở giai đoạn đầu của bệnh ngứa nổi mụn nước toàn thân, các nốt mụn nước có kích thước nhỏ li ti. Theo thời gian chúng sẽ phát triển to hơn, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, sưng mủ bên trong. Nốt mụn nước khi bị vỡ có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách.

Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?
Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?

Nguyên nhân gây nên tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa

Hiểu được nguyên nhân thì mới có phương hướng điều trị đúng đắn. Vậy, nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da nổi mụn nước ngứa là gì? Sau đây là một vài trường hợp chủ yếu cụ thể:

Dị ứng với thành phần nào đó trong thức ăn, đồ uống

Đôi khi chúng ta hoàn toàn không biết bản thân mình dị ứng với loại thức ăn nào và vô tình sử dụng phải. Và lúc đó cơ thể phản ứng lại bằng cách xuất hiện mụn nước li ti và ngứa da. Tình trạng da nổi mụn nước gây ngứa nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng dị ứng nhiều hay ít. Nếu dị ứng quá nặng, có thể xuất hiện mụn nước gây ngứa toàn thân. 

Dị ứng với điều kiện thời tiết khác biệt

Khí hậu thay đổi đột ngột thường dẫn đến tình trạng da nổi mẩn ngứa mụn nước ở tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Điều này thường gặp ở trẻ nhỏ. 

Dị ứng với các hóa chất hoặc mỹ phẩm

Khi đôi tay bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước rửa chén… thì dễ dàng bị nổi mụn nước và ngứa. Đặc biệt những chị em phụ nữ thường xuyên phải sử dụng mỹ phẩm do tính chất công việc hoặc lạm dụng nó cũng khiến dễ dàng xuất hiện da mặt nổi mụn nước ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do dị ứng
Nguyên nhân gây bệnh có thể do dị ứng

Tình trạng mạch máu dưới da bị vỡ

Khi một mạch máu trong cơ thể bị vỡ, máu có thể bị rò rỉ vào các khoảng trống dưới da. Thời gian lâu dài sẽ khiến da nổi mụn nước đỏ ngứa. Đây là tình trạng hình thành các nốt mụn có màu hồng nhạt và dần chuyển sang đỏ khi các nốt mụn căng phồng lên. Nguyên nhân khiến mạch máu bị vỡ có thể là do chấn thương, rối loạn tự miễn hoặc nghiêm trọng hơn đó là tình trạng nhiễm trùng máu. 

Cơ thể mắc phải một số bệnh lý về da

Khi da bị nổi mụn nước và ngứa thì đó không phải là bệnh, mà chính là dấu hiệu của một số căn bệnh về da như:

  • Bệnh chàm;
  • Bệnh giời leo (zona);
  • Bệnh thủy đậu;
  • Bệnh Herpes rộp nước;
  • Bệnh viêm da dị ứng;
  • Bệnh rôm sảy (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ);
  • Bệnh tay chân miệng (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
  • Bệnh lý có liên quan đến gan và thận, khi mà các chất độc tích tụ không được đào thải ra ngoài đã hình thành nên mụn nước. 
  • Đây là dấu hiệu sơ khai của một căn bệnh xã hội nào đó.

Tuy nhiên, để có thể biết chính xác da nổi mụn nước ngứa là biểu hiện của bệnh lý nào, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân thực sự của bệnh. 

Cách xử lý khi da bị nổi mụn nước và ngứa

Hầu hết trường hợp tình trạng mụn nước sẽ khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, tùy theo số lượng mụn nước nhiều hay ít và có bị vỡ hay không mà chúng ta sử dụng phương pháp xử lý thích hợp. Nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn, thì cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ. 

Điều trị da mặt nổi mụn nước ngứa theo y khoa

Bệnh ngoài da thường được bác sĩ chỉ định thuốc bôi lên vùng bị mụn nước nhiều hơn là sử dụng thuốc uống. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh có thể dứt điểm thì nên kết hợp cả bôi thuốc và uống thuốc. Riêng đối với thuốc điều trị, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng theo đúng liều lượng quy định. Bạn nhớ là không sử dụng thuốc bừa bãi để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

Điều trị bằng phương pháp tây y sử dụng kem bôi tại chỗ
Điều trị bằng phương pháp tây y sử dụng kem bôi tại chỗ

Bạn có thể dùng một số kem bôi tại chỗ dạng kem kháng Histamin, Clamine… nhằm làm dịu da, kháng viêm, giảm mụn nhanh chóng.

Trong một số trường hợp nặng, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc Hydrocortisone, thuốc ức chế hệ miễn dịch như Calcineurin, Serotonin….

Điều trị bằng các thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên, có nhiều loại thảo dược có công dụng rất tốt trong việc điều trị chứng mụn nước gây ngứa. Những nguyên liệu đó có thể kể đến:

Gel nha đam

  • Nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ vỏ xanh bên ngoài. 
  • Bạn làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Sau đó chắt lấy phần lớp gel của nó bôi trực tiếp lên từng nốt mụn nước.
  • Giữ nguyên cho đến khi gel khô lại rồi rửa bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày bạn nên sử dụng tầm 3-4 lần sẽ thấy bệnh tình cải thiện nhanh chóng.

Bột yến mạch

  • Dùng một lượng bột yến mạch nguyên chất hòa tan với nước sạch cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Bạn nên tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô bằng khăn bông sạch trước khi thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn nước và ngứa.
  • Thoa một lớp mỏng và giữ cho đến khi khô lại
  • Rửa lại bằng nước sạch sau thời gian tầm 20-30 phút.
  • Mỗi ngày bạn nên thoa từ 2-3 lần. Kiên trì một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh giảm dần.
Sử dụng bột yến mạch chữa ngứa da, nổi mụn nước hiệu quả
Sử dụng bột yến mạch chữa ngứa da, nổi mụn nước hiệu quả

Dầu lá trà

  • Dùng tinh dầu lá trà cho vào nước ấm và khuấy cho hỗn hợp tan đều/
  • Lấy bông mềm và sạch thấm nhẹ lên vùng da bị mụn nước.
  • Ngày dùng khoảng 3 – 4 lần, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến tốt dần lên.

Điều trị bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền của Việt Nam từ xa xưa đã có những bài thuốc trị liệu rất hay. Đặc biệt với chứng da bị nổi mụn nước và ngứa, áp dụng các bài thuốc sau khả năng khỏi bệnh rất cao.

Chữa bệnh thông qua các bài thuốc đông y an toàn
Chữa bệnh thông qua các bài thuốc đông y an toàn

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: 90g ngải cứu; 6g hoa tiêu; 6g hùng hoàng; 30g phòng phong.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch sẽ trước khi chế biến
  • Bước 2: Sắc chung các nguyên liệu với 3000ml nước trong vòng 15 phút.
  • Bước 3: Xông thuốc ở vùng bị mụn nước ngứa khoảng vài phút. Đồng thời lấy nước để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương. Bài thuốc này được dùng 2 lần/ngày, mỗi ngày đều dùng. Trẻ em dùng ½ liều lượng so với người lớn.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: 30g đương quy; 30g khổ sâm; 20g bạc hà; 10g băng phiến; 20g sà sàng tử; 30g hoàng tinh; 20g bạch tiên trì; 15g hoa tiêu; 30g thấu cốt tử thảo; 30g địa phu tử.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi dùng.
  • Bước 2: Sắc chung các vị thuốc với 5000ml nước khoảng 20 phút. Sau đó, bỏ bã thuốc đi và hòa nước thuốc còn lại với nước lạnh để làm giảm độ nóng.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mụn ngứa trong nước thuốc vừa pha. Mỗi ngày thực

Bài thuốc 3

Chuẩn bị: 30g kinh giới; 20g cam thảo; 15g phèn phi; 20g xà sàng tử; 30g khổ sâm; 30g đại phi dương; 20g đại hoàng; 30g địa phu tử; 20g địa du.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi dùng.
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc với 4000ml nước trong vòng 20 phút.
  • Bước 3: Bỏ bã, giữ lại phần nước thuốc. Hòa thêm nước nguội vào nước thuốc.
  • Bước 4: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc. Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì rửa sạch với nước mát. Mỗi ngày ngâm rửa với bài thuốc này 2 lần. 

Còn nhiều bài thuốc Y học cổ truyền vô cùng hiệu quả khác nữa. Trước khi sử dụng bất kỳ phương thuốc nào, bạn nên gặp bác sĩ Đông y để được tư vấn thêm.

Khi nào người bị ngứa nổi mụn nước cần đi gặp bác sĩ?

Bệnh da ngứa nổi mụn nước thông thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hoặc bất kỳ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có một số trường hợp mụn nước có thể nhiễm trùng và cần được điều trị y tế. Bạn hãy tìm đến bác sĩ nếu: 

Bạn nên thăm khám bác sĩ khi tình trạng ngứa kéo dài, mụn nước chứa mủ
Bạn nên thăm khám bác sĩ khi tình trạng ngứa kéo dài, mụn nước chứa mủ
  • Những mụn nước chứa mủ vàng hoặc xanh lá cây.
  • Vùng da bị bệnh trở nên nóng rát khi chạm vào.
  • Mụn nước xuất hiện ở những nơi đặc biệt như khoang miệng, mắt, bên trong tai,…
  • Tình trạng da bị ngứa nổi mụn nước thường xuyên tái phát và không rõ nguyên nhân.

Cách phòng ngừa triệu chứng ngứa khắp người nổi mụn nước

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta tự nhận biết và nắm bắt để có thể đề phòng bệnh xuất hiện cũng như tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Cụ thể như sau:

  • Nếu nguyên nhân gây ngứa da nổi mụn nước là do các hóa chất như xà phòng, nước rửa bát… thì bạn cần tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như bao tay khi làm việc.  
  • Sử dụng những sữa tắm có thành phần dịu nhẹ dành cho em bé hoặc vệ sinh da bằng nước sạch. Tránh dùng lại sữa tắm đã gây dị ứng, bệnh sẽ càng nặng hơn. 
  • Bảo vệ da khi làm việc ngoài môi trường độc hại bằng găng tay, quần áo bảo hộ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, lối sống lành mạnh. 
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Tranh xa các loại hóa chất có thể gây dị ứng cho da
Tranh xa các loại hóa chất có thể gây dị ứng cho da

Một số lưu ý khi gặp tình trạng ngứa toàn thân nổi mụn nước

Khi vùng da đã xuất hiện bệnh thì bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc dân gian thì người bệnh cũng phải lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị được cải thiện nhanh chóng: 

  • Bạn tuyệt đối không tự ý phá vỡ mụn nước. Khi bị vỡ, vùng da bị tổn thương sẽ lan rộng hơn và bệnh lý sẽ chuyển biến nghiêm trọng. 
  • Dẫu có ngứa cũng cố gắng không gãi khiến mụn nước vỡ. Khi da bị ngứa và nổi mụn nước, bạn gãi quá mạnh vô tình khiến cho mụn nước bị vỡ, và dẫn đến vi khuẩn xâm nhập, bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da đã bị mụn nước và ngứa.
  • Không sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào trong suốt quá trình điều trị cho đến khi bệnh dứt hẳn.
  • Những thực phẩm có khả năng khiến da bị ngứa nổi mụn nước như các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), đậu nành, đậu phộng, sữa… hoặc các thực phẩm mà cơ thể bạn dị ứng thì nên tránh.
  • Tăng cường thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn và thường xuyên thay đổi để tránh sự nhàm chán.
Luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống khoa học
Luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống khoa họcL

Hy vọng bài viết này đủ để chia sẻ cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc da bị nổi mụn nước và ngứa. Tuy nhiên, bạn nhớ là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Đừng bỏ lỡ:

 Cách trị ngứa da hiệu quả nhất hiện nay [2020]

Cập nhật lúc 14:27 - 02/02/2024
4.5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo