Nổi mề đay ở mông là cảnh báo của bệnh gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc mụn rộp sinh dục,… có thể gây nổi mề đay ở mông. Thông thường, triệu chứng này có thể tự hết bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh khác, người bệnh cần chăm sóc y tế. 

Nổi mề đay ở mông
Nổi mề đay ở mông do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Nổi mề đay ở mông là gì?

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Cũng giống như các vùng da khác, nổi mề đay ở mông hình thành với triệu chứng sưng phù, đau và ngứa trên da. Tuy nhiên, khác với nổi mề đay ở chân, tay hay lưng, bệnh xuất hiện ở mông thường làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao vì mông là nơi đi ra của đường tiêu hóa và tiết niệu.

Theo các chuyên gia, nổi mề đay ở mông có thể tự hết sau đó vài ngày hoặc lâu hơn mà không cần can thiệp. Thế nhưng ở một số trường hợp nặng, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh bệnh chuyển nặng để lại di chứng xấu.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ LÊ PHƯƠNG

Nổi mề đay ở mông cảnh báo bệnh gì?

Theo các chuyên gia, nổi mề đay ở mông thường là do thói quen sinh hoạt và vệ sinh không đảm bảo như sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng hoặc sống ở nguồn nước bẩn hay thường xuyên mặc quần bó sát,… Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do người bệnh ít vận động, ngồi quá lâu một chỗ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại. Ngoài ra, nổi mề đay ở mông cũng có thể là triệu chứng nhận biết của các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh viêm da tiếp xúc:  Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng như nước tẩy rửa, phấn hoa, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu hay sữa tắm,… Ngoài triệu chứng nổi mề đay ở mông, bệnh còn gây ngứa, đỏ, sưng và khô da.
  • Bệnh chàm: Viêm da dị ứng hay bệnh chàm là tình trạng viêm da mãn tính với biểu hiện ngứa và khô da. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ngoài nổi mề đay ở mông, triệu chứng bệnh còn xuất hiện ở khuỷu tay, trên mặt, cánh tay và chân.
  • Mụn rộp sinh dục: Theo các chuyên gia, mụn rộp sinh dục là bệnh lý hình thành do một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục gây nên. Khi khởi phát, bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống như nổi mề đay ở đùi, mông và hậu môn. Bên cạnh triệu chứng ngứa và sưng đau ở mông, bệnh còn gây hình thành các vết sưng đỏ, mụn nước nhỏ màu trắng ở hậu môn và vùng sinh dục,…
  • Bệnh vẩy nến: Là một trong những bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Khi đó, các tế bào phát triển của mức tạo thành các đám sẩn, mề đay đặc trưng với các vết đỏ và mảng trắng nổi lên, có vảy. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả mông, mặt và cánh tay,…
  • Bệnh lý khác: Nổi mề đay ở mông có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nang lông, nhiễm nấm men, bệnh zona,…
Nổi mề đay ở mông
Nổi mề đay ở mông có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh mụn rộp sinh dục

Triệu chứng nổi mề đay ở mông

Các triệu chứng chung của bệnh nổi mề đay ở mông bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt mụn nước ở quanh vùng hậu môn
  • Hình thành các vết sưng màu đỏ, nhỏ ở trên mông
  • Ngứa ở mông và vùng da xung quanh
  • Da có các mảng đỏ, sưng

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nổi mề đay ở mông tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu triệu chứng bệnh kéo dài, bệnh nhân cần thăm khám và xử lý ngay lập tức. Ngoài ra, khi gặp phải các biểu hiện sau đây, người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

  • Các đám sẩn mề đay xuất hiện đột ngột và lan nhanh, bao phủ cả cơ thể
  • Sốt cao và cảm thấy cơ thể đau nhức
  • Xuất hiện các vết phồng rộp ở hậu môn và bộ phận sinh dục
  • Các đám mề đay có dấu hiệu nhiễm trùng, có sự hiện diện của chất lỏng màu vàng hoặc xanh lá

NHẬN PHÁC ĐỒ XỬ LÝ TỐT NHẤT TỪ CHUYÊN GIA 

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Chẩn đoán và xử lý nổi mề đay ở mông

Dựa vào thị giác, bác sĩ da liễu có thể xác định tình trạng nổi mề đay ở mông. Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác bệnh, nhân viên y tế có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành các kiểm tra sau:

  • Lấy mẫu mô đem đi nuôi cấy
  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra phản ứng dị ứng da

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mề đay, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là các biện pháp đánh bại nổi mề đay trên mông:

Loại trừ mề đay trên mông bằng thuốc

Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, ở những đối tượng bệnh phát triển nặng, bệnh nhân cần thực hiện theo đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.

Một số loại thuốc xử lý nổi mề đay trên mông như:

  • Kem Steroid nhẹ, có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ngứa, viêm đỏ và sưng trên mông.
  • Kem chống nấm và thuốc xịt: Các loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa rát và sưng phù ở da, thường dùng xử lý nhiễm giun đũa, nhiễm nấm men gây nổi mề đay.
  • Thuốc mỡ và thuốc kháng sinh: Có tác dụng chống nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thuốc kháng histamine: thuốc kháng histamine được sử dụng phổ biến nhầm cải thiện tình trạng ngứa và kích ứng do dị ứng trên da.
  • Thuốc giảm đau: giúp giảm sưng và đau
Nổi mề đay ở mông
Xử lý nổi mề đay trên mông bằng thuốc

Khắc phục nổi mề đay ở mông bằng các biện pháp tự nhiên

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng nổi mề đay trên mông bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà sau đây:

  • Sử dụng dầu cây trà: Theo các nghiên cứu khoa học, dầu cây trà có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh. Đồng thời, tinh dầu còn có công dụng xoa dịu và hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ trên da. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng nổi mề đay. Phương pháp xử lý mề đay ở mông bằng tinh dầu cây trà khá đơn giản. Bệnh nhân lấy một lượng vừa đủ dầu thoa lên vị trí da bị thương và massage nhẹ nhàng. Sau đó chờ khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.
  • Dầu dừa: Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, dầu dừa còn được xem như loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da trở nên mềm mịn, ngừa khô ngứa. Người bệnh có thể dùng dầu dừa xử lý nổi mề đay bằng cách dùng bông gòn thấm dầu dừa thoa đều lên vùng da bị bệnh. Rửa sạch sau khi bôi 15 – 20 phút hoặc có thể để qua đêm.
  • Thoa mật ong: Nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chống nhiễm trùng và hỗ trợ xoa dịu, hỗ trợ giảm ngứa. Vì vậy, người bệnh có thể dùng mật ong dưới dạng đường uống hoặc bôi ngoài để xử lý bệnh nổi mề đay tại nhà.
  • Uống trà hoa cúc: Một số thành phần có lợi trong trà hoa cúc có tác dụng an thần và giúp hỗ trợ làm giảm đáng kể tình trạng viêm và ngứa do mề đay gây nên. Chưa kể đến, thảo dược thiên nhiên này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, mỗi ngày người bệnh nên uống 1 – 2 cốc trà hoa cúc.
  • Tắm bột yến mạch: Với đặc tính giữ ẩm, làm dịu và chống viêm tự nhiên, bột yến mạch có công dụng hỗ trợ xử lý bệnh nổi mề đay. Để hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở mông do mề đay gây nên, người bệnh hòa tan một chén bột yến mạch vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình.
Nổi mề đay ở mông
Uống trà hoa cúc giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay trên mông

Thuốc đông y đánh bay nổi mề đay ở mông

Sử dụng thuốc Tây Y và thành phần tự nhiên tuy có tác dụng công phá mề đay, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng nhưng lại không xử lý được gốc rễ gây bệnh, dẫn đến bệnh không được giải quyết, nguy cơ bùng phát cao.

Hiện nay, Nhất Nam Y Viện là đơn vị nổi tiếng nhờ việc đánh bại bệnh bằng các phương thuốc quý của Ngự y triều Nguyễn, được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, cải tiến để nâng cao công hiệu và phù hợp với thể trạng người bệnh hiện nay. Trong đó, TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG là bài thuốc xử lý MỀ ĐAY MẨN NGỨA được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng nhờ khả năng “XÓA SẠCH” mề đay, không lo bệnh quay lại.

Tiêu Ban Hoang Bì Thang lấy khử độc, trừ ban làm cốt lõi, kháng viêm, ổn định cơ địa làm bổ trợ, tác động tới bệnh theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ. Trong đó BỔ CHÍNH là quá trình bồi bổ và tăng cường chức năng gan, thận giúp cơ thể thải trừ độc tố nhanh chóng hơn, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch để chống dị nguyên, ngừa quá trình dị ứng hình thành. Còn KHU TÀ là quá trình thanh nhiệt giải độc, loại trừ tà độc (phong nhiệt, phong hàn), làm mát máu giúp xử lý các triệu chứng nhanh chóng.

Với cơ chế này bài thuốc sẽ giúp:

  • Tiêu viêm, tiêu sưng, đào thải độc tố, hỗ trợ giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu.
  • Tăng cường chức năng gan, thận, bổ máu, điều hòa khí huyết.
  • Dưỡng tâm, an thần, tăng cường sức đề kháng, dự phòng bệnh bùng phát.

THAM KHẢO: Liệu trình Mề Đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang Thải Độc Cơ Thể, Cải Thiện Miễn Dịch

Công dụng của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Công dụng của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Liệu trình xử lý mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang sẽ bao gồm 2 giai đoạn đem đến 3 tác động: Xử lý triệu chứng – Giải quyết căn nguyên – Dự phòng bệnh:

  • Giai đoạn Xử lý triệu chứng:

Trong giai đoạn này, bài thuốc sẽ tập trung giải quyết các biểu hiện của bệnh trên da. Bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ và những vùng da bị tổn thương được lành lại.

Để đạt được thành quả trong giai đoạn này, có thể kể đến tác dụng chính của hai thành phần thảo dược là: Hoàng bá, kim ngân hoa, đơn đỏ, cà gai leo,… Đây là những vị thuốc giúp giải độc, tiêu viêm, trừ ngứa ngáy cực tốt.

  • Giai đoạn Loại bỏ căn nguyên và dự phòng bệnh:

Đây là giai đoạn giúp cơ thể giữ vững công hiệu xử lý bệnh và cân bằng các chuyển hóa, nâng cao miễn dịch tự nhiên cho người bệnh. Một số vị thuốc giữ vai trò chính trong giai đoạn này có thể kể đến như: nhân sâm, ngũ vị tử, thục địa, đan sâm,… Những vị thuốc này có tác dụng bổ khí bổ huyết, ổn định miễn dịch, chặn đứng các phản ứng dị ứng bất thường.

Cộng dụng xử lý mề đay tuyệt vời của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đã được rất nhiều người bệnh  công nhận. Trong đó, có rất nhiều ca bệnh mắc mề đay lâu năm, hệ miễn dịch suy giảm và nhạy cảm nghiêm trọng do bị kích thích và hình thành quá mẫn quá nhiều lần.

*Lưu ý: Kết quả đạt được có thể khác nhau phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và chế độ chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.

Biện pháp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ nổi mề đay ở mông

Để hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ nổi mề đay bùng phát trong tương lại, bệnh nhân nên áp dụng các mẹo sau đây:

  • Không nên mặc quần bó sát, tốt nhất nên mặc quần áo rộng để hạn chế ma sát hoặc bí mồ hôi, làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Ngoài ra, không nên mặc quần áo làm bằng len hoặc các loại vải thô cứng, không thấm hút mồ hôi
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng như bột giặt, xà phòng hoặc nước xả vải. Có thể sử dụng một số loại bột giặt không mùi, có tính chất tẩy rửa nhẹ
  • Dùng kem dưỡng ẩm có chiết xuất thiên nhiên sau khi tắm xong
  • Luôn tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo sạch sau khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin như E, A và C. Tránh xa các thức ăn gây dị ứng như cua, gà hoặc thịt bò,…
  • Kiêng rượu và tránh hút thuốc lá

Nổi mề đay ở mông có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu các đám sẩn đỏ, sưng phù trên da không biến mất, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra và nhận phác đồ xử lý từ bác sĩ.

Nếu bạn đang bị ngứa khắp người, nổi mề đay dai dẳng, hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện để được tư vấn về phác đồ phù hợp:

5/5 - (1 bình chọn)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc 09:13 - 09/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo