Thuốc Trị Vảy Nến

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Dưới đây là danh sách các thuốc trị vảy nến và công dụng chính của từng loại:

  • Dermovate Cream: Giảm viêm, ngứa và đỏ da, thường được sử dụng như một loại corticosteroid chống viêm.
  • Thuốc trị vảy nến Tazarotene: Thuốc retinoid giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào da và giảm viêm nhiễm.
  • Acid Salicylic: Tác động làm mềm tế bào da chết, giúp loại bỏ chúng từ bề mặt da, làm dịu và giảm vảy.
  • Daivonex: Chứa chất tương tự như vitamin D, giúp kiểm soát tăng trưởng tế bào da và làm giảm triệu chứng của vảy nến.
  • Tacrolimus: Loại thuốc chống viêm không steroid, giúp kiểm soát viêm nhiễm và triệu chứng của vảy nến.
  • Thuốc trị vảy nến dạng uống Acitretin: Thuốc retinoid hệ thống, có thể được kê đơn khi các phương pháp khác không hiệu quả.
  • Retinoid: Giúp kiểm soát tăng trưởng tế bào da, làm dịu và giảm vảy.
  • Methotrexate: Loại thuốc chống viêm và ức chế hệ thống miễn dịch, thường được sử dụng trong trường hợp vảy nến nặng và khó kiểm soát.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn và không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Vảy nến làm bệnh lý da liễu có khả năng lây lan rất nhanh trên cơ thể nếu như không áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Trong đó, các thuốc trị vẩy nến sẽ cho tác dụng kiểm soát tình trạng bong tróc, đỏ rát và ngứa ngáy trên da khá hiệu quả. Dưới đây sẽ là chi tiết một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây.

Tổng quan về bệnh vảy nến

Vảy nến (Tên tiếng anh: Psoriasis) là hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các tế bào da mới không kịp thay thế, những tế bào da cũ bị tích tụ lại tạo thành những mảng vảy trên da dày có màu đỏ, vảy trắng hoặc bạc. Đây là một bệnh lý mãn tính trên da khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Vảy nến có thể gặp ở mọi đối tượng với các mức độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ đều tương đương nhau. Theo thống kê của Bộ Y tế, hai nhóm tuổi bị mắc bệnh vảy nến nhiều nhất là những người trong độ tuổi 10 - 20 và 40 – 50 tuổi.

Bệnh lý này thường xuất hiện trên da sau đó biến mất, rồi đến một thời điểm nhất định lại bắt đầu tái phát trở lại. Vảy nến thường bùng phát khi da của bạn bị tổn thương, khi bạn thường xuyên bị áp lực, stress, bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng với thời tiết. Và đôi khi, bệnh xuất hiện không rõ nguyên nhân.

Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, việc nắm rõ các kiến thức về bệnh là điều vô cùng quan trọng. Trước hết, chúng ta cần biết được bệnh vảy nến do đâu mà xuất hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh lý này:

  • Do di truyền: Vảy nến có liên quan trực tiếp đến vấn đề rối loạn miễn dịch nên trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị bệnh cao nếu có bố mẹ bị nhiễm bệnh.
  • Chấn thương: Những vùng da bị chấn thương, thậm chí là các vết trầy xước nhỏ là môi trường thích hợp cho vảy nến phát triển.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng hạt có thể là nguyên nhân khởi phát để vảy nến hình thành thành và trở nên nghiêm trọng. HIV cũng dễ khiến tình trạng bệnh lý da liễu này nặng hơn.
  • Do sử dụng thuốc: Những loại thuốc này có thể làm tình trạng vảy nến của người bệnh ngày càng xấu đi.
  • Do áp lực, căng thẳng tâm lý: Buồn phiền, lo lắng, stress, tâm trạng không ổn định chính là yếu tố kích thích vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các yếu tố thời tiết không thuận lợi: Thời tiết lạnh, khô dễ khiến tình trạng vảy nến bùng phát dữ dội. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến bệnh lý này.

Vảy nến tuy là bệnh lý dễ gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết nó một cách chính xác. Để hạn chế việc nhầm lẫn đáng tiếc này, người bệnh cần để ý một số đặc điểm bệnh lý sau đây:

  • Các vảy trên da có màu trắng bạc nổi lên khỏi bề mặt da và có viền màu đỏ hoặc hồng.
  • Xuất hiện các vết nứt nẻ trên da gây đau nhức.
  • Da khô cứng, nứt và gây chảy máu.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng,da bị nổi ban đỏ.
  • Tình trạng nặng có thể gây lở loét và đau tấy da.
  • Các vùng khớp ở tay, chân, xương sống bị đau nhức, sưng cứng khó chịu.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần tìm ngay cho mình các phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Top 8 thuốc trị vảy nến

Thuốc trị vảy nến bao gồm cả loại bôi và thuốc uống tùy theo tình trạng của từng người. Mỗi thuốc sẽ có thành phần và mức độ hiệu quả khác nhau. Theo đó, những loại thuốc được đánh giá có tác dụng rõ rệt nhất gồm:

Dermovate Cream

Dermovate Cream là thuốc trị vảy nến dạng bôi được GSK - United Kingdom sản xuất. Thuốc dùng cho khá nhiều bệnh lý bao gồm vảy nến, Lupus ban đỏ hoặc các bệnh lý viêm da khác.

Thành phần chính: Clobetasol propionate.

Công dụng:

  • Thuốc có tác dụng đẩy đổi các triệu chứng viêm nhiễm và ngứa ngáy do bệnh phải nín gây ra.
  • Kích thích làm lành da.
  • Dùng cho cả những người mắc bệnh viêm da kéo dài, lichen phẳng hoặc Lupus ban đỏ.

Cách sử dụng: Vệ sinh sạch vùng da đang bị vảy nến, sau đó thoa một lớp mỏng lên da, duy trì đều đặn mỗi ngày 2 lần và không dùng quá 1 tháng.

Giá bán tham khảo: 95.000đ/tuýp.

thuoc tri vay nen
Thuốc trị vảy nến Dermovate Cream

Thuốc trị vảy nến Tazarotene

Tazarotene là thuốc sử dụng cho các bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ nhẹ và trung bình, thuộc vào nhóm retinoid thế hệ 3. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng cho những người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ và vừa.

Thành phần chính: Tazarotene.

Công dụng:

  • Loại bỏ các triệu chứng bong tróc ửng đỏ và ngứa.
  • Kích thích các tế bào da có thể nhanh chóng tái tạo.

Cách sử dụng: Rửa sạch tay vào vùng xa bị vẩy nến, sau đó thoa lượng thuốc vừa đủ lên da.

Giá bán tham khảo: 165.000đ/tuýp.

Acid Salicylic

Acid Salicylic là dạng thuốc mỡ được dùng rất phổ biến cho bệnh nhân bị vảy nến và nấm da. Thuốc tác dụng khá nhanh chóng cải thiện rõ rệt các triệu chứng thường gặp của bệnh.

Thành phần chính: Acid Salicylic.

Công dụng:

  • Thuốc cho khả năng làm bong phẩy và và sừng hiệu quả.
  • Kích thích ra nhanh chóng tái tạo phục hồi khỏe mạnh, hạn chế lan rộng các dấu hiệu vảy nến.

Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị bệnh và thấm khô rồi thoa thuốc lên da mỗi ngày 2 đến 4 lần.

Giá bán tham khảo: 17.000đ/tuýp.

thuoc tri vay nen
Acid Salicylic giảm triệu chứng vảy nến hiệu quả

Daivonex

Daivonex được sản xuất tại Ireland, Được bào chế theo dạng mỡ. Thuốc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp thêm với nhiều loại thuốc khác để cho tác dụng điều trị vảy nến tốt nhất.

Thành phần chính: Calcipotriol.

Công dụng:

  • Ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào sừng Để ngăn cản phải vảy nến lan rộng.
  • Làm lành Các tổn thương trên da và giúp da phục hồi nhưng sau một thời gian.

Cách sử dụng: Mỗi ngày bôi thuốc 1 đến 2 lần, sau khi bệnh đã thuyên giảm đáng kể, hạ liều lượng xuống 1 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: 310.000đ/tuýp.

Tacrolimus

Thuốc trị vảy nến Tacrolimus được dùng rất nhiều cho người mắc bệnh da liễu. Dược tính của thuốc tương đối mạnh, vì vậy sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau một vài lần sử dụng. Các triệu chứng thuyên giảm tốt và tế bào da mới sẽ được sản sinh khỏe mạnh hơn.

Thành phần chính: Tacrolimus.

Công dụng:

  • Loại bỏ các biểu hiện thường gặp của bệnh vảy nến.
  • Giúp làn da phục hồi tốt hơn, ngăn chặn bệnh lan rộng sang những khu vực da khỏe mạnh khác.

Cách sử dụng: Mỗi ngày thoa thuốc Tacrolimus 2 lần lên khu vực đang bị bệnh vẩy nến và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ngay sau khi sử dụng thuốc.

Giá bán tham khảo: 225.000đ/tuýp.

thuoc tri vay nen
Tacrolimus cũng được dùng tương đối nhiều

Thuốc trị vảy nến dạng uống Acitretin

Acitretin thường sử dụng khi bệnh nhân đã chuyển sang thể nặng. Bên cạnh đó các trường hợp không đáp ứng với những loại thuốc môi khác cũng sẽ được chỉ định để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Thành phần chính: Acitretin.

Công dụng:

  • Cản trở sự phát triển của các tế bào sừng, giảm nguy cơ bệnh lan rộng.
  • Giúp da làm lành các tổn thương nhanh chóng.

Cách sử dụng: Bệnh nhân uống nhiều khởi đầu 30 mg, các liều tiếp theo sẽ duy trì 50mg/lần.

Giá bán tham khảo: 70.000đ.hộp.

Retinoid

Retinoid phát huy hiệu quả rất tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến. Làn da có thể nhanh chóng trở về trạng thái khỏe mạnh sau một thời gian ngắn sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có khả năng xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc sai cách.

Thành phần chính: Retinoid.

Công dụng:

  • Ngăn chặn quá trình các tế bào biệt hóa.
  • Kích thích là gia tăng sinh thêm các biểu bì mới khỏe mạnh hơn.
  • Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do vảy nến gây ra.

Cách sử dụng: Uống 10gr thuốc mỗi ngày khi mới sử dụng, sau đó tăng dần liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: 195.000đ/hộp.

thuoc tri vay nen
Retinoid là thuốc uống cho tác dụng nhanh

Methotrexate

Methotrexate dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị vảy nến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,... Tuy cho hiệu quả cao nhưng thuốc cũng có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của gan nếu dùng trong thời gian dài.

Thành phần chính: Methotrexate.

Công dụng:

  • Giảm các phản ứng viêm nhiễm do vảy nến gây ra trên da.
  • Làm lành da, giúp các tế bào tái tạo tốt.
  • Ngăn chặn xuất hiện các biến chứng do bệnh lý gây ra.

Cách sử dụng: Bệnh nhân uống thuốc theo liều lượng khởi đầu tối đa 5mg. Sau đó điều chỉnh theo chỉ dẫn riêng của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: 155.000đ/hộp.

Thuốc trị vảy nến dùng trong bao lâu?

Việc sử dụng thuốc trị phải dùng trong bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của từng người, khả năng đáp ứng với thuốc cũng như cách chăm sóc làn da hàng ngày.

Ngoài ra, cũng cần dựa theo thời gian để phát huy công dụng của từng loại thuốc. Vì vậy, bệnh nhân tốt nhất nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn liệu trình của các bác sĩ để đảm bảo bệnh có thể khỏi nhanh chóng nhất, cũng như hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Thuốc trị vảy nến hiện nay có rất nhiều loại được bán trên thị trường. Nhưng để đạt được hiệu quả điều trị tốt, không xảy ra tình trạng nhờn thuốc hay các tác dụng phụ, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thích hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo