Thuốc Trị Nổi Mề Đay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Thuốc trị nổi mề đay có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Loratadine (Clarityne): Thuốc uống giúp giảm ngứa nhanh và không gây buồn ngủ.
  • Cetirizin (Zyrtec): Giảm nhanh ngứa ngáy, kích ứng da và sưng phù.
  • Acrivastine (Semprex): Giảm nhanh ngứa và kích ứng da, thích hợp cho mề đay do hóa chất, lông động vật, côn trùng.
  • Phenergan: Dạng bôi giúp giảm triệu chứng ngoài da.

Trong trường hợp mề đay nặng, có thể kết hợp Corticoid như Dexamethason hoặc Prednisolon. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng để tránh tác dụng phụ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Không tự y án thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh lạm dụng thuốc để ngăn chặn tác dụng phụ.
  • Kết hợp thuốc với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.

Thuốc trị nổi mề đay có tác dụng giảm triệu chứng, nhưng không ngăn chặn cơ chế hình thành dị ứng. Việc duy trì lối sống lành mạnh cũng quan trọng để kiểm soát mề đay trong thời gian dài. Đối với sự chấp thuận và sử dụng thuốc, tư vấn của bác sĩ là quan trọng.

Thuốc trị nổi mề đay loại nào tốt, an toàn và hiệu quả là điều mà tất cả người mắc bệnh quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả top 13 loại thuốc tốt nhất Tây y để bạn đọc được biết và có sự lựa chọn tốt nhất trong xử lý tình trạng mình gặp phải.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Mề đay hay mày đay (tên tiếng Anh: Urticaria, Hives) là một đợt bùng phát các vết sưng tấy, đỏ nhạt hoặc mảng trên da xuất hiện đột ngột, có thể do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị  ứng hoặc không rõ lý do.

Tình trạng ngứa nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gồm mặt, môi, lưỡi, tai, cổ họng, lưng, tay, chân... Ban đầu các nốt mày đay xuất hiện ở một vùng da nhỏ, sau đó có thể lan ra khắp cơ thể nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 15-25% dân số thế giới bị nổi mề đay ngứa ít nhất một lần trong đời. Đối tượng gặp hơn cả là trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 9 tuổi, người lớn trong độ tuổi 30-40. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết phụ nữ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn.

Mề đay xảy ra khi cơ thể của bạn phản ứng với chất gây dị ứng và giải phóng histamin và các chất hóa học khác ở dưới bề mặt da, gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến tình trạng sưng và nổi mề đay.

Một số nguyên nhân khiến bùng phát mề đay được các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra bao gồm:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người bị bệnh mề đay thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Dị ứng thuốc: Người bệnh dị ứng với các thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid...
  • Dị ứng thực phẩm: Ví dụ như các loại hạt, động vật có vỏ, trứng, phụ gia thực phẩm, các sản phẩm có nguồn gốc lúa mì, đậu phộng...
  • Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất: Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với làn da, sản phẩm kém chất lượng hoặc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên...
  • Côn trùng cắn: Do chất độc trong các loại côn trùng như kiến, ong, nhện...
  • Nguyên nhân khác: Mề đay có thể bùng phát do mạt bụi, mủ cao su, tiếp xúc với một số loại cây như cây tầm ma, cây sồi độc, thường xuân độc, do mắc bệnh mãn tính (bệnh tuyến giáp, lupus)...

** Lưu ý: Trong hơn một nửa trường hợp không tìm thấy nguyên nhân chính xác.

Theo bác sĩ Phương, tùy vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng mề đay có sự khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất mà bạn cần lưu ý:

  • Ngứa da: Đây là triệu chứng đầu tiên, xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm ngứa ngáy, nóng rát.
  • Nổi mẩn, phát ban: Các nốt ban có màu hồng, đỏ hoặc trắng có hình tòn hoặc hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể vài mm đến vài inch, rất ngứa và có đốm đỏ xung quanh. Hình dạng của nốt ban giống như bị muỗi đốt, dài giống vết lằn, đôi khi lại chằng chịt giống như mạng nhện.
  • Da vẽ nổi: Da sẽ bị nổi hằn, dễ bị viêm khi giã, cọ xát hoặc vuốt ve.
  • Xuất hiện mụn nước: Người bệnh có thể nổi mụn nước li ti, khi mụn vỡ có thể lây lan ra các vùng da xung quanh.
  • Khó thở: Khi bệnh trở nặng người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, rối loạn tiêu hóa, trụy tim...
  • Nhiễm trùng: Các tổn thương trên da do gãi nhiều và không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử.

Tuy có tính dai dẳng, thường xuyên khởi phát nhưng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Thuốc trị nổi mề đay

Dùng thuốc Tây y sẽ giảm nhanh các triệu chứng ngoài da ở người bệnh mề đay. Đặc biệt với các trường hợp cấp tính, khi dấu hiệu còn mới, đây sẽ là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là một số loại thuốc thường được áp dụng cho người bệnh:

Thuốc xử lý nổi mề đay mức độ nhẹ

Mề đay cấp tính ở mức độ nhẹ, tập hợp các triệu chứng phổ biến nhất như nổi mẩn đỏ và cảm thấy ngứa ngáy. Tình trạng này sẽ không kéo dài, có thể biến mất trong vài giờ. Thường thì người bệnh sẽ được kê thuốc kháng Histamin để khắc phục nhanh. 

Hiện tại có 2 loại Histamin trên thị trường: Thế hệ 1 (clorpheniramin, diphenhydramin,…) và thế hệ 2 (loratadin, fexofenadin, cetirizin). Histamin thế hệ 2 đang được sử dụng nhiều hơn vì hạn chế được một số tác dụng phụ của thế hệ 1 như buồn ngủ, táo bón, bí tiểu,... Các loại thuốc xử lý nổi mề đay dạng cấp tính bao gồm: 

Thuốc uống Loratadine (Clarityne) 

  • Thành phần chính: Loratadin (kháng histamin)
  • Tác dụng: Giúp chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa nhanh, hết hắt hơi, sổ mũi, không còn chảy nước mắt
  • Cách dùng: Trẻ em từ 2-12 tuổi, dùng 10mg loratadin, 1 lần 1 ngày. Không dùng dạng viên nén với bệnh nhân có trọng lượng cơ thể <30kg.  Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi, dùng liều 10mg loratadin, tần suất 1 lần 1 ngày. Người bị suy gan: Liều khởi đầu 10mg, tần suất 2 ngày 1 lần cho cả người lớn và trẻ em có trọng lượng >30kg.              
  • Chỉ định: Mề đay mẩn ngứa, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với hoạt chất Loratadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Tác dụng phụ: Có thể bị khô miệng, rối loạn nhịp tim hoặc buồn nôn

Clarityne là thuốc trị mề đay có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn
Clarityne là thuốc trị mề đay có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn

Thuốc uống giảm ngứa Cetirizin (Zyrtec) 

  • Thành phần chính: Cetirizin (kháng histamin)
  • Tác dụng: Giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, kích ứng da, sưng phù. Giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn sau của dị ứng.
  • Cách dùng: Uống trực tiếp với nước trước hoặc sau ăn đều được. Với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, liều lượng 10mg 1 lần/ngày. Với trẻ từ 2-5 tuổi, liều lượng 5mg 1 lần/ngày. Với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, liều lượng 2,5mg 1 lần/ngày.
  • Chỉ định: Nổi mề đay do thời tiết, mề đay bị phù mạch,  viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, bệnh nhân suy gan cần cân nhắc giảm liều lượng.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, bí tiểu, tay chân run, tăng tiết nước bọt, choáng phản vệ,...

Zyrtec giúp giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của dị ứng
Zyrtec giúp giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của dị ứng

Thuốc uống Acrivastine (Semprex) 

  • Thành phần chính: Acrivastine 8mg/viên (kháng histamin)
  • Tác dụng: Giảm các triệu chứng mề đay nhanh nhất trong 30 phút, ngứa hoặc kích ứng da do dị ứng hoá chất, lông động vật, côn trùng.
  • Cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, tần suất 1 viên, 3 lần 1 ngày. Chưa có thông tin về sử dụng Acrivastine với trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Chỉ định: Mề đay tự phát, mề đay do thời tiết thay đổi (quá lạnh hay quá nóng), chàm eczema, viêm mũi dị ứng.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc, cân nhắc với người bị suy thận nặng
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, nhức đầu, mất tập trung (ở mức độ nhẹ) 

Thuốc xử lý nổi mề đay dạng bôi Phenergan

Phenergan cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da do kích ứng
Phenergan cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da do kích ứng

  • Thành phần chính: promethazin (kháng histamin)
  • Tác dụng: Kết hợp với thuốc uống để giảm nhanh các triệu chứng ngoài da như ngứa, nổi mẩn do tiếp xúc với dị nguyên (hóa chất, côn trùng, mỹ phẩm,...) 
  • Cách dùng: Bôi thuốc một lượng vừa đủ vào vùng da tổn thương, tần suất 3-4 lần/ngày. 
  • Chỉ định: Mề đay cấp tính, chàm da, nhiễm trùng ngoài da, tổn thương khiến da bị chảy nước.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi (an toàn chưa được kiểm chứng), hạn chế phơi nắng, tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
  • Tác dụng phụ: Tùy theo cơ địa của người bệnh, thường là nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, da mẩn ngứa. 

KIỂM TRA TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY ĐANG MỨC ĐỘ NẶNG HAY NHẸ

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Thuốc giảm nổi mề đay mức độ nặng 

Trường hợp mề đay nổi khắp người ở mức nghiêm trọng, kèm các triệu chứng mẩn ngứa dữ dội, các mảng sẩn lan rộng và gây phù da. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chứa Corticoid kết hợp Histamin để ức chế hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm và dị ứng.

Thuốc uống Dexamethason

  • Thành phần chính: Dexamethason (dẫn xuất corticoid)
  • Tác dụng: Giảm các triệu chứng sưng viêm, ngứa thông qua giảm miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Cách dùng: Phụ thuốc vào tình trạng người bệnh, mức độ nặng nhẹ, mề đay khu trú hay diện rộng và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. Nên dùng sau ăn để tránh hại dạ dày.
  • Chỉ định: Dị ứng nặng, viêm màng não phế cầu, viêm thanh quản rít, hen.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần thuốc, bệnh lậu, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn lao, bị sốt rét não.
  • Tác dụng phụ: Mất ngủ, tăng huyết áp, teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông. Đôi khi gây ra choáng phản vệ.

 Thuốc uống Prednisolon  

  • Thành phần chính: Prednisolon 2,5; 5; 10; 20; 50mg (dạng viên nén - dẫn xuất corticoid) 
  • Tác dụng: Chống viêm mạnh, chống viêm, ức chế miễn dịch.
  • Cách dùng: Thuốc uống dạng viên nén. Với người lớn, khởi đầu liều dùng khoảng 5-60mg/ngày, tần suất 2-4 lần/ngày. Với trẻ em, từ 0,14-2mg/ngày, tần suất 4 lần/ngày.
  • Chỉ định: Mề đay dị ứng nặng, lupus ban đỏ, viêm khớp thấp, viêm loét đại tràng, dị ứng kèm phản vệ.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần chính, nhiễm trùng da do virus, nấm, lao, nhiễm khuẩn nặng.
  • Tác dụng phụ: có thể bị kích động thần kinh, khó tiêu, mất ngủ, rậm lông, khó tiêu,... 
  • Thận trọng: Trẻ đang lớn và những người bệnh loãng xương, loét dạ dày, loét tá tràng, tiểu đường,...

Prednisolon giúp chống viêm mạnh, ức chế hệ miễn dịch
Prednisolon giúp chống viêm mạnh, ức chế hệ miễn dịch

Thuốc uống Methylprednisolon 

  • Thành phần chính: Methylprednisolon (dẫn xuất Corticoid) 
  • Tác dụng: Ức chế hệ miễn dịch mức độ mạnh, giảm ngứa, sưng viêm. Các triệu chứng mề đay sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Cách dùng:  Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh người bệnh sẽ được chỉ định liều lượng. Thường là uống 1 liều sau ăn vào buổi sáng. Với liều cao hơn thì chia làm 2 lần, ⅔ liều vào buổi sáng, ⅓ liều còn lại uống vào lúc 4h chiều
  • Chỉ định: các bệnh về da, bệnh dị ứng nặng, bệnh tự miễn, rối loạn do thấp khớp,...
  • Chống chỉ định: các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, da bị tổn thương do nấm hoặc virus
  • Tác dụng phụ: thận trọng khi sử dụng bởi người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới dạ dày, loãng xương, tiểu đường,...

Thuốc bôi Eumovate

  • Thành phần chính: Clobetasone butyrate 0,05% (dẫn xuất corticoid)
  • Tác dụng: Kết hợp với thuốc uống để đạt kết quả tốt khi cải thiện các triệu chứng ngoài da, kìm hãm lan rộng.
  • Cách dùng: Bôi một lớp thuốc mỏng và thoa nhẹ nhàng tới khi thuốc ngấm hẳn vào da. Đối với trẻ em, nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 7 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Chỉ định: mề đay do kích ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, ngứa nổi mẩn, côn trùng đốt.
  • Chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú. Các trường hợp bệnh lý như mụn trứng cá, da mặt đỏ, bong tróc quanh vùng mũi...
  • Tác dụng phụ: Viêm, ngứa da có thể trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh vảy nến hoặc mụn mủ nổi dưới da. Nếu gặp một trong các triệu chứng trên hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Eumovate là thuốc bôi dạng kem trị các bệnh da liễu phổ biến
Eumovate là thuốc bôi dạng kem trị các bệnh da liễu phổ biến

Thuốc Epinephrine

  • Thành phần chính: Adrenalin 
  • Tác dụng: Hồi sức tim phổi, cấp cứu choáng phản vệ, các cơn hen ác tính,...
  • Cách dùng: Loại thuốc này được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ. Kết hợp với thuốc kháng histamin liều cao để hỗ trợ khẩn cấp cho người bệnh. 
  • Chỉ định: Các trường hợp cấp cứu. Mề đay khởi phát đột ngột, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, sưng phù mạch, môi, mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục, khó thở, tăng huyết áp, tim đập nhanh,...
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân mắc cường giáp, bí tiểu, tim mạch nặng, huyết áp cao, glocom góc hẹp
  • Tác dụng phụ: Mệt mỏi, đổ mồ hôi, tiết nhiều nước bọt, chóng mặt.

Thuốc Tây y có tác dụng nhanh, triệu chứng giảm đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc có dược tính cao nên việc sử dụng quá mức có thể làm tích tụ độc tố bên trong cơ thể, gây rối loạn chức năng và tăng nguy cơ tái phát mề đay.

Thuốc trị nổi mề đay mãn tính 

Trong xử lý mề đay mãn tính , loai thuốc được dùng phổ biến là thuốc kháng Histamin H1. Trường hợp nặng hơn thì dùng thuốc corticoid (uống hoặc tiêm) kết hợp với thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng xử lý triệu chứng nên vẫn có nguy cơ tái phát mề đay nếu bệnh nhân không cải thiện hệ miễn dịch.

Mề đay vốn là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường. Hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều histamin và các chất trung gian khác gây ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da. Thuốc tây làm giảm phản ứng sinh học do các hoạt chất trung gian gây ra, nhưng lại không thể ngăn chặn cơ chế hình thành dị ứng. Vì vậy, mỗi khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên thì các triệu chứng nổi mề đay sẽ tái diễn.

Bên cạnh đó, việc để cơ thể hình thành dị ứng liên tục sẽ khiến hệ miễn dịch trở nên mẫn cảm hơn. Thời gian hình thành dị ứng bị rút ngắn, tần suất tái phát bệnh nhanh, các triệu chứng cũng ngày càng trở nặng do hệ miễn dịch lúc này rất rối loạn và mất kiểm soát.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay

Khi dùng thuốc trị nổi mề đay, dù là Tây y thì người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý nhất định để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe: 

  • Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Không lạm dụng thuốc, dùng quá liều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ. 
  • Với thuốc Tây y, không dùng quá liều Corticoid, thuốc uống, thậm chí bôi ngoài da. Các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới tiểu đường, cao huyết áp, bỏng da, bong tróc da. 
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp các triệu chứng bất thường, nên ngừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ. 
  • Đặc biệt lưu ý sử dụng thuốc xử lý mề đay cho các đối tượng: Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai cho con bú, người mắc các bệnh lý về gan thận.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ. Cần kiêng khem theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thuốc trị nổi mề đay trên thị trường rất đa dạng. Bên cạnh đó, không ít loại để lại tác dụng phụ trên cơ thể. Người bệnh nên tham khảo kỹ các sản phẩm được khuyên dùng trên. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo