Nám da
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng nám hay tàn nhang lại thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Mặc dù tình trạng này không gây hại cho sức khỏe nhưng lại tạo ra vô số ảnh hưởng xấu tới tâm lý, tính thẩm mỹ của người mắc. Các chuyên gia cho biết, việc hiểu rõ về sạm nám sẽ giúp bạn biết cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Trung tâm Da liễu Đông y để có thêm những kiến thức chăm sóc da thú vị.
Định nghĩa
Nám da hay còn gọi là Melasma hoặc Chloasma. Đây là một vấn đề da liễu gây xuất hiện các đốm tròn nhỏ, sẫm màu hoặc có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng hay màu nâu đen trên da. Tình trạng da liễu này thường mọc tập trung thành từng mảng, chủ yếu là ở hai bên má, dọc mũi, cằm và trán,…
Hiểu đơn giản, nám hình thành do sự phát triển quá mức của sắc tố melanin ở lớp đẩy trung và biểu bì trên da. Càng để lâu, nám sẽ có hiện tượng lan rộng và có màu đậm hơn. Được biết, melanin được sinh ra từ tế bào sắc tố và nằm ở lớp đáy biểu bì của da. Hắc sắc tố này hoạt động nhằm chống lại cơ chế oxy hóa và các tác động từ tia UV. Có nghĩa là khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh melanin khiến da sạm, tình trạng nám cũng từ đó mà hình thành.
Nguyên nhân
Nám được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do sự tác động của yếu tố ngoại – nội sinh, do di truyền hoặc các nguyên nhân khác,… Để giúp việc điều trị nám da đạt được kết quả tốt thì bạn cần nắm được lý do vì sao nám da hình thành.
Yếu tố nội sinh
Các chuyên gia da liễu cho biết, trong cấu tạo da có chứa một tế bào sắc tố tên melanocyte. Đây là tế bào chịu trách nhiệm sản sinh ra sắc tố như melanin từ đó tạo sắc tố cho màu da. Các sắc tố này thông thường sẽ sản sinh giống nhau để tạo ra màu sắc da tương đồng trên nhiều vị trí. Tuy nhiên, khi có yếu tố kích thích thì các tế bào sản xuất nhiều melanin sẽ khiến vùng da đó đậm hơn các vị trí còn lại.
Nám sạm sẽ hình thành khi nội tiết tố bị rối loạn, tức hormone sinh dục do buồng trứng tiết ra ở nữ giới đang bị mất cân bằng. Sự thay đổi của hàm lượng progesterone và estrogen trong máu sẽ kích thích cơ thể tạo ra melanin dưới da và khiến các đốm sậm màu hình thành.
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, yếu tố nội tiết cũng bị giảm mạnh khiến da dễ bị nám, tàn nhang. Một số khác hình thành nám do sự thay đổi nồng độ estrogen trong quá trình mang thai, sau sinh hoặc do dùng thuốc tránh thai hay thuốc trị bệnh basedow,…
Yếu tố ngoại sinh
Ngoài nguyên nhân gây ra nám do yếu tố nội sinh thì các đốm sạm nám còn được hình thành bởi các nguyên do ngoại sinh như:
- Ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời: Tia UVA sẽ tác động vào lớp trung bì, hạ bì trên da và khiến hắc sắc tố melanin tăng cao gây ra các đốm sạm nám. Còn tia UVB cũng tác động lên lớp biểu bì nhưng chúng sẽ hình thành các mảng nám nông thay vì hình thành các đốm nám trên bề mặt da.
- Sử dụng kem trộn, lột gây tổn thương da: Trong trường hợp đã từng sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có tính lột tẩy mạnh hay có chứa thành phần corticoid trong thời gian dài, làn da của bạn sẽ bị bào mòn, mỏng đi và dễ chịu sự tác động bởi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Vậy nên nám da cũng được hình thành.
- Do bị stress, căng thẳng, mệt mỏi: Khi thường xuyên phải chịu áp lực, sức ép lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, kéo theo sự mất cân bằng nội tiết tố và khiến nám hình thành, phát triển.
Do di truyền
Nguyên nhân gây nám da mặt tiếp theo có lẽ là do yếu tố di truyền. Được biết, rối loạn sắc tố làm tăng sinh melanin trên da thường bắt đầu từ khi còn nhỏ (dưới 16 tuổi). Vậy nên nếu trong gia đình bạn có bà hay mẹ bị nám, tàn nhang thì có tới 80% con cái (đặc biệt là nữ) cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
Một số nguyên nhân gây nám da khác
Ngoài những nguyên nhân gây nám da nêu trên, tình trạng này còn do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường như bụi bẩn. Hoặc do bản thân người bệnh sử dụng các chất kích thích, ngồi máy tính nhiều cũng như sinh hoạt thiếu điều độ, không đảm bảo tính khoa học.
Đối tượng bệnh lý
Các nghiên cứu đều chứng minh rằng, tình trạng nám da sẽ xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi là đối tượng bị nám nhiều hơn so với nam giới. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng nhưng nám lại khiến người mắc cảm thấy tự ti, mặc cảm. Vậy nên, người bị nám thường tìm mọi cách để loại bỏ tình trạng này. Một số đối tượng sẽ dễ gặp phải tình trạng nám da hơn đó là:
- Phụ nữ ngoài 30, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh: Có tới 60% phụ nữ bị nám tàn nhang, trong đó phổ biến là đối tượng phụ nữ sau sinh, sau 30 tuổi, tiền mãn kinh. Những đối tượng này thường sẽ có sự thay đổi nội tiết tố, tiết tố suy giảm khiến da nhạy cảm, sức đề kháng yếu, rối loạn sắc tố, xuất hiện nám tàn nhang...
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV khi tác động sẽ kích thích tế bào melanocytes sản sinh melanin, melanin dư thừa, phân bố không đều, hình thành nám da, tàn nhang.
- Người chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa corticoid, không rõ nguồn gốc... khiến da yếu, tổn thương, dễ gây sạm nám.
- Người có chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học: Làn da không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến sức đề kháng yếu, dễ tổn thương bởi những yếu tố gây hại từ môi trường.
- Nhân viên văn phòng: Tỷ lệ chị em phụ nữ bị nám da là đối tượng dân văn phòng đang phổ biến. Trước tác động của ánh sáng xanh từ máy vi tính, điện thoại... thì nguy cơ bị nám da của chị em sẽ cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết
Nám da được chia thành nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên da liễu thông thường chia chúng thành 3 dạng cơ bản là nám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp. Ở mỗi dạng nám sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể:
- Nám đốm: Loại nám này thường có dạng to tròn với màu sắc từ nâu nhạt tới đen đậm với kích thước to hơn đầu đũa, xuất hiện dày đặc thành từng chùm. Nám đốm xuất hiện ở mọi đối tượng, chủ yếu nằm ở trán, cằm và 2 bên má của phụ nữ sau tuổi 30. Nám đốm rất dễ bị nhầm lẫn với mụn thâm khiến chị em dễ bỏ qua. Tuy nhiên theo thời gian chân nám sẽ ăn sâu và có màu đậm tới xanh đậm. Việc điều trị nám đốm cũng khó khăn hơn nám mảng.
- Nám mảng: Đây là hiện tượng nám hội tụ không đều thành các mảng lớn trên da mặt. Nám mảng thường có màu nâu đậm tới nâu nhạt và hay xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai. Chân nám sẽ ăn nông chủ yếu tại vùng trung bì và thượng bì da. Tuy hình thành với mảng rộng nhưng chân nám khá nông nên chúng dễ bị loại bỏ.
- Nám hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa 2 loại nám trên và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào từng vùng da.
Chẩn đoán bệnh học
Nám da biểu hiện bởi các đốm nám, mảng nám trên gương mặt, do đó cách chẩn đoán nám da nhanh nhất chính là quan sát gương mặt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp hiện đại để việc chẩn đoán có kết quả chính xác:
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám vùng da bị tổn thương để xác định nám da.
- Sử dụng đèn Wood - dụng cụ chuyên biệt trong thăm khám bệnh da liễu để xác định tổn thương trên da.
- Một số trường hợp nhất định có thể thực hiện sinh thiết để kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng da.
Bệnh có điều trị được không?
Cũng tương tự như tàn nhang, nám da rất khó khăn để loại bỏ một cách triệt để. Tuy nhiên, nếu các trường hợp nám mới xuất hiện, chưa lan rộng, chân nám chưa ăn sâu, áp dụng đúng phương pháp thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được nám da. Như vậy, nám da có thể điều trị được, nhưng khả năng điều trị dứt điểm lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng nám nhiều hay ít, chân nám nông hay sâu.
- Nám mới xuất hiện hay nám lâu năm.
- Phương pháp áp dụng phù hợp.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng hơn cả trong loại bỏ nám da đó chính là sự kiên trì của bản thân người mắc cũng như sự tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Giải pháp điều trị
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ rất nhiều phương pháp trị nám da hiện đại đã được ra đời. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều người cũng đã tìm tới các biện pháp loại bỏ nám da nhẹ ngay tại nhà. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách điều trị nám cụ thể mà bạn có thể tham khảo lựa chọn sao cho phù hợp.
Mẹo dân gian trị nám
Mẹo dân gian trị nám thường ít tốn kém và phù hợp với nhiều làn da khác nhau nên rất được yêu thích áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp thiên nhiên này chỉ phù hợp với những trường hợp da bị nám nhẹ.
- Trị nám da bằng nghệ tươi: Nghệ có công dụng làm trắng, điều trị mụn, trị sẹo, ngoài ra còn giúp kháng viêm, làm mờ thâm nhờ có chứa thành phần curcumin. Bạn chỉ cần trộn tinh bột nghệ và ít mật ong, nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa mặt sạch và bôi hỗn hợp lên da thư giãn trong 15 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước ấm.
- Trị nám bằng sữa chua: Thực phẩm này có chứa nhiều acid lactic giúp làm sáng, làm mờ vết thâm nám hiệu quả. Ngoài ra chúng còn kích thích các tế bào chắc khỏe, bạn có thể kết hợp với sữa chua, mật ong để gia tăng hiệu quả trị nám. Với biện pháp này bạn cũng cần đắp trong 15 phút trước khi rửa lại mặt với nước mát.
Tây y trị nám
Việc dùng thuốc trị nám sẽ cho hiệu quả nhanh chóng nhưng kèm theo đó cũng là các tác dụng phụ không mong muốn. Để có thể làm giảm ảnh hưởng của thuốc và mang tới hiệu quả loại bỏ mụn tốt thì bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc chữa nám phổ biến hiện nay gồm có:
- Hydroquinone: Là loại thuốc có hiệu quả cao trong việc làm sáng da và được dùng khá phổ biến. Bạn có thể bắt gặp thành phần này trong các loại kem dưỡng da, lotion, gel hay các sản phẩm dạng lỏng khác. Tuy nhiên, Hydroquinone có thể gây ra một số bệnh viêm da tiếp xúc như cảm giác châm chích trên da hay nổi mẩn đỏ.
- Axit azelaic: Thường được sử dụng trong các loại kem, gel hoặc lotion, chúng an toàn với cả phụ nữ mang thai nhưng đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu như bị côn trùng cắn.
- Methimazole: Khi làn da của bạn không đáp ứng với Hydroquinone, kem trị nám Methimazole sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
- Vitamin C: Hoạt chất này có khả năng ức chế quá trình sản xuất sắc tố nên thường được kết hợp cùng các loại thuốc khác do vitamin C không có tính ổn định.
- Axit kojic hoặc Axit kojic Dipalmitate: Đây là những loại axit giúp cải thiện làn da sáng nhưng việc dùng axit kojic có thể gây viêm da kích ứng.
Sử dụng mỹ phẩm trị nám da
Thông thường, các loại kem trị nám sẽ có chứa các thành phần như hydroquinone 2 – 4%, tretinoin, axi9t azelaic, vitamin C, niacinamide,… đều có tác dụng làm mờ nám nhưng để tránh kích ứng da, bạn cần sử dụng chúng với liều lượng phù hợp. Trong đó, thành phần corticosteroid cũng có khả năng làm mờ nám nhưng có thể làm da bị mỏng đi và trở nên nhăn nheo hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể trị nám da mặt bằng phương pháp lột bỏ sắc tố. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại kem bôi có chứa alpha hydroxy hoặc acid salicylic để loại bỏ lớp da cũ, tái tạo làn da mới sáng mịn, mờ nám. Việc dùng retinoids cũng có tác dụng loại bỏ nám nhưng lại khiến da gặp vô số tác dụng phụ và không thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Loại bỏ nám bằng laser
Bắn tàn nhang, trị nám bằng laser là một biện pháp sử dụng bước sóng, ánh sáng phù hợp để tác động trực tiếp lên vùng da đang bị nám. Từ đó làm phá vỡ cấu trúc melanin để đào thải theo cơ thể tự nhiên.
Việc bắn laser trị nám cũng kích thích tái tạo tế bào mới nhưng biện pháp này khá đắt và cần điều trị lâu dài mới mang lại hiệu quả. Thêm vào đó cách chăm sóc da sau khi bắn laser cũng rất vất vả và tình trạng nám vẫn có thể tái phát.
Đẩy lùi nám da bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm, các vấn đề da như nám, tàn nhang hình thành do các yếu tố như thận hư, chức năng giải độc của gan trì trệ, khí huyết lưu thông kém, nội tiết trong cơ thể rối loạn. Theo đó, muốn loại bỏ được nám da Y học cổ truyền tập trung và các vấn đề như dưỡng huyết, giải độc, thanh nhiệt, ổn định nội tiết và cải thiện chức năng gan thận.
- Bài thuốc trị nám do can khí uất, tinh thần không thư thái...:
Hà thủ ô (đỏ) 16g; hương phụ, ngải cứu, đậu ván, cúc tần, nhân trần, mỗi vị 10g; lạc tiên 12g; cỏ mần trầu, mã đề, bạc hà, mỗi vị 8g; gừng nướng 4g, cam thảo nam 6g. Các vị thuốc đem trộn đều, nấu cùng 1 lít nước, sắc đến khi nào còn 200ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống mỗi ngày trước bữa ăn. Liệu trình áp dụng là 10 ngày.
- Bài thuốc trị nám do khí hư:
Đinh lăng hoặc đảng sâm 16g; đậu ván 12g; nhân trần, lạc tiên, hương phụ, ngải cứu, mỗi vị 10g; rễ tranh, cam thảo, mỗi vị 8g; trần bì 6g. Công thức sắc như bài thuốc thứ nhất.
- Bài thuốc trị nám do huyết hư:
Hà thủ ô hoặc đương quy 12g; ngải cứu, hương phụ, đậu đen, nhân trần, mỗi vi 10g; rau má, lạc tiên, mỗi vị 12g; lá dâu, mã đề, cam thảo nam, mỗi vị 8g. Sắc uống như bài thuốc trên.
- Liệu trình xử lý nám Vương Phi:
Liệu trình Vương Phi là một trong những giải pháp xử lý nám đa được tin tưởng sử dụng hiện nay. Với việc sử dụng hơn 30 thảo dược làm đẹp cùng cơ chế tác động kép, Vương Phi giúp loại bỏ nám từ trong ra ngoài. Giải pháp này chính là sự kế thừa tinh hoa của bài thuốc dưỡng nhan nổi tiếng thời Lê Sơ - Trần Kim Thu, được đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện) nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện.
Cơ chế tác động kép của Liệu trình Vương Phi đến sự sự kết hợp của bài thuốc uống và tinh chất bôi. Bài thuốc uống sẽ giải quyết các vấn đề bên trong cơ thể, trong khi đó tinh chất bôi sẽ cải thiện các triệu chứng nám da. Cụ thể:
Bài thuốc uống: Gồm Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, hoa đào (đào phai thưa cánh), diệp hạ châu, hương phụ, đương quy, bạch thược, thục địa, ngải diệp... có tác dụng ổn định nội tiết tố, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, giải độc cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, kích thích sản sinh collagen...
Tinh chất bôi: Gồm tinh chất nghệ đen, tinh chất hồng sâm, dịch chiết kim ngân hoa, tinh chất nha đam, hoa hồng, mật ong... có tác dụng làm mờ nám, sáng da, cân bằng sắc tố da, dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông...
Liệu trình Vương Phi với sự tác động từ trong ra ngoài, đồng thời nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, đặc biệt là khả năng ổn định nội tiết tố, cải thiện lưu thông máu... giúp ngăn ngừa sự tăng sinh melanin, hạn chế nám mới hình thành. Để hiểu rõ hơn về Liệu trình Vương Phi và phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng da hiện tại, bạn hãy liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện
- Địa chỉ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- SĐT/Zalo: 0983 058 939 – 0903 047 368
- Website: www.trungtamdalieudongy.com
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Phòng tránh bệnh học
Nám da có thể ngăn ngừa được nếu bạn áp dụng theo một số kinh nghiệm và lời khuyên dưới đây:
- Không nên ăn thực phẩm nóng như ớt, vải, mít,…
- Tránh uống rượu, bia hay sử dụng chất kích thích làm da bị tổn thương và lâu ngày có thể hình thành nám.
- Trong trường hợp bị bệnh về phụ khoa, chị em nên tới bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thay vì tự ý chữa trị tại nhà.
- Hạn chế dùng thuốc tránh thai, bởi thuốc sẽ làm rối loạn nội tiết tố, sản sinh thêm melanin khiến da mặt bị sạm nám nhiều hơn.
- Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin, cộng thêm việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bởi việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản sinh melanin.
- Không dùng kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bởi những sản phẩm này có thể khiến da trắng lên nhưng lại làm da bị mòn, tổn thương và dễ bắt nắng hơn.
- Hãy ngủ đủ 8 tiếng/ngày và ngủ trước 23h để giúp cơ thể tái tạo những tế bào chắc khỏe, trắng mịn cũng như hỗ trợ đào thải những tế bào sậm màu.
- Nên lựa chọn địa chỉ điều trị nám uy tín, tránh gây tổn thương thêm cho da.
- Nếu không có việc gì gấp thì bạn không nên ra ngoài vào thời điểm từ 11 - 15h giờ hoặc có thể che chắn, đeo khẩu trang, bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!