Bệnh vảy nến có lây không và cần phải làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Vảy nến là bệnh lý da liễu gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mắc phải căn bệnh này, vấn đề bệnh vảy nến có lây không được người bệnh đặc biệt quan tâm. Vậy bệnh này có lây không, lây truyền qua đâu và cần làm gì để xử lý căn bệnh khó chịu này? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa mà bạn có thể tham khảo cho mình.

Chuyên gia giải đáp bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến là bệnh lý hình thành trên da của bạn những mảng đỏ, có vảy và gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đặc điểm của căn bệnh này là xuất hiện nhiều ở những vùng da chịu nhiều ma sát, có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, căn bệnh này còn gây ra những tác động tiêu cực đến vấn đề thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và xấu hổ.

ĐỌC THÊM: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Lời khuyên của chuyên gia để điều trị dứt điểm ngay

Bệnh vảy nến có lây không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm
Bệnh vảy nến có lây không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm

Thực tế cho thấy, có khá nhiều người mắc phải bệnh lý này nhưng lại không thực sự hiểu về vảy nến. Nói về bệnh vảy nến, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cho biết, đây là một căn bệnh mãn tính mà khi bị, người bệnh nên xác định sẵn tư tưởng phải sống chung với nó cả đời. Và căn bệnh này không xuất hiện liên tục mà bùng phát theo từng đợt, mức độ nặng – nhẹ tùy theo nhiều yếu tố khác nhau.

Đánh giá từ những người bệnh thực tế của mình, Bác sĩ Lê Phương chia sẻ có khá nhiều người bệnh vảy nến thường có xu hướng sinh hoạt cách xa mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân vì sợ lây bệnh cho họ. Một số người bệnh cũng chia sẻ, họ đã trị bệnh có hiệu quả rồi nhưng thời gian sau bệnh lại bùng phát và cho rằng bản thân đã bị lây nhiễm từ người khác. Vì thế, họ vô cùng lo lắng về vấn đề bệnh vảy nến hồng có lây không?

Giải thích về vấn đề này, Bác sĩ Lê Phương cho biết các bệnh lý da liễu thông thường có nguy cơ lây nhiễm nhưng riêng với bệnh vảy nến thì không. Tại sao lại như vậy? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là bệnh vảy nến bản chất là bệnh lý tự miễn, xuất hiện không phải do vi khuẩn, virus hay nấm bệnh tấn công da. Do đó, căn bệnh vảy nến này hoàn toàn không lây từ người sang người. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tiếp xúc với người bị bệnh vảy nến mà không lo lây nhiễm.

Còn với vấn đề người bệnh bị bệnh lại sau một thời gian, Bác sĩ Lê Phương cho biết, tính chất của vảy nến là bệnh mãn tính nên bạn hoàn toàn có thể bị bệnh trở lại sau một thời gian. Do đó, việc bạn lây từ người khác và bị bệnh trở lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc bạn bị bệnh trở lại chỉ đơn giản là một đợt tái phát của bệnh khi có điều kiện bùng phát thuận lợi.

Vảy nến là bệnh lý tự miễn không lây nhiễm từ người sang người
Vảy nến là bệnh lý tự miễn không lây nhiễm từ người sang người

Tương tự đó, Bác sĩ Lê Phương cũng nhấn mạnh, tất cả các thể của bệnh vảy nến như vảy nến thể mảng, vảy nến mụn mủ, vảy nến giọt, viêm khớp vảy nến, vảy nến móng, vảy nến da đầu, vảy nến nếp gấp đều không có khả năng lây nhiễm. Do đó, chắc chắn người bệnh đã có được cho mình câu trả lời cho các thắc mắc như “bệnh vảy nến móng tay có lây không?” hay “bệnh vảy nến da đầu có lây không?” và yên tâm hơn khi tiếp xúc với người bệnh.

Một thắc mắc nữa cũng được nhiều người bệnh quan tâm là bệnh vảy nến có lây qua đường máu không và bệnh vảy nến có lây từ mẹ sang con không. Thắc mắc này hoàn toàn có cơ sở vì trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến CÓ TÍNH DI TRUYỀN. Cụ thể nếu bố mẹ bị bệnh vảy nến thì sẽ có 10% nguy cơ nhiễm bệnh, còn nếu bố mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ bị vảy nến sẽ tăng đến 40%.

Không chỉ không lây nhiễm từ người sang người, bệnh vảy nến còn không lây nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc bình thường với người bệnh và sống chung với họ một cách bình thường mà không cần cách ly như một số bệnh da liễu khác. Bạn cũng có thể dùng chung vật dụng, quần áo hoặc tiếp xúc gần với người bệnh mà không cần phải lo lắng về vấn đề lây nhiễm.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- Giám đốc chuyên môn Trung tâm da liễu đông y Việt Nam

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh

Triệu chứng của bạn?

Chuyên gia gợi ý giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh vảy nến bùng phát

Vảy nến là bệnh lý được phát hiện chủ yếu thông qua việc thăm khám nên khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng da của mình. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn các phác đồ điều trị hiệu quả mà vẫn có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

BẠN NÊN ĐỌC: Chuyên gia chia sẻ bí quyết chấm dứt nỗi ám ảnh vảy nến không gây tác dụng phụ

Bác sĩ Lê Phương tiến hành thăm khám và kê đơn phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh
Bác sĩ Lê Phương tiến hành thăm khám và kê đơn phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể đáp ứng tốt cho từng trường hợp bệnh lý cụ thể của từng người. Vảy nến là bệnh mãn tính nên việc loại bỏ hoàn toàn bệnh này là không thể. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho bạn những loại thuốc có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh lý khó chịu cho bạn.

Theo Bác sĩ Lê Phương, hiện nay điều trị vảy nến thường được chia ra là điều trị tại chỗ với các loại thuốc bôi hoặc điều trị toàn thân với thuốc uống và thuốc tiêm. Thuốc điều trị tại chỗ thường được chỉ định trong các trường hợp người bệnh bị vảy nến ở mức độ vừa và nhẹ và dùng thuốc bôi trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương. Còn với thuốc điều trị toàn thân, loại thuốc này sẽ được chỉ định cho các trường hợp bị vảy nến mức độ trung bình hoặc nặng.

Thuốc điều trị tại chỗ thường là các loại thuốc bôi kháng viêm, thuốc mỡ, thuốc bạt sừng, kem thuốc dưỡng ẩm… Mỗi loại thuốc đều mang lại hiệu quả kiểm soát các triệu chứng vảy nến khá tốt, trong đó thuốc bạt sừng và thuốc dưỡng ẩm có thể giúp loại bỏ các triệu chứng như khô nẻ, bong tróc da, làm dịu các cơn đau tại các vùng da bị tổn thương một cách hiệu quả.

Thuốc điều trị toàn thân thường là các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin hoặc thuốc sinh học… Những loại thuốc này đều cần sử dụng theo sự kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa và khi dùng, người bệnh cần chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, không tự ý thêm hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. 

Sử dụng thuốc Nam cũng là giải pháp trị vảy nến được nhiều người bệnh tin dùng
Sử dụng thuốc Nam cũng là giải pháp trị vảy nến được nhiều người bệnh tin dùng

Bên cạnh đó, Bác sĩ Lê Phương cũng khuyên bạn có thể sử dụng một số mẹo đơn giản tại nhà như dùng lá khế, dầu dừa, nha đam, nghệ, lá đơn đỏ, lá lốt… để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các cách này cũng chỉ thực sự có hiệu quả với các trường hợp vảy nến ở mức độ nhẹ. Còn với trường hợp trung bình – nặng, bạn cần tìm đến các phương pháp toàn diện hơn.

Hiện nay, dùng thuốc Đông y cũng đang là giải pháp được nhiều người bệnh tìm đến để có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được về độ an toàn. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đang là địa chỉ được người bệnh tìm đến khá nhiều nhờ vào bài thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến đang áp dụng có tên Nhất Nam An Bì Thang.

Đây là bài thuốc hoạt động theo cơ chế toàn diện TRONG UỐNG – NGOÀI BÔI với các bài thuốc nhỏ là thuốc uống trong, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi. Mỗi một loại thuốc sẽ đảm nhận các vai trò riêng biệt để tạo thành một quy trình điều trị khép kín và có được hiệu quả bền vững, hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh dữ dội trong các lần tới.

  • Thuốc uống trong: Giúp ổn định hệ miễn dịch tự nhiên, khu phong, trừ thấp, lưu thông khí huyết, thải độc đồng thời bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ.
  • Thuốc bôi: Làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu, làm dịu da, kích thích quá trình tái tạo các tế bào da mới khỏe mạnh và dưỡng da đều màu hơn.
  • Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng giảm ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát, khô nẻ da, làm sạch sâu da, kháng viêm và hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông, làm dịu da.

THAM KHẢO: Chữa vảy nến với bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang: Hiệu quả toàn diện từ sự kết hợp khoa học từng bài thuốc nhỏ

Cơ chế tác động toàn diện của Nhất Nam An Bì Thang giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả
Cơ chế tác động toàn diện của Nhất Nam An Bì Thang giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang ngay từ khi chính thức đưa vào áp dụng đã thành công giúp đỡ hàng nghìn người bệnh giảm bớt nỗi lo về vảy nến nói riêng và các bệnh da liễu khác nói chung. Có khá nhiều người bệnh phản hồi tình trạng vảy nến của họ đã có những tiến triển tốt sau khi dùng Nhất Nam An Bì Thang theo liệu trình mà bác sĩ chỉ định, đồng thời họ cho biết các lần tái phát sau đều nhẹ nhàng hơn so với trước đây.

Không chỉ có hiệu quả tốt, Nhất Nam An Bì Thang còn được chuyên gia da liễu đánh giá cao bởi chất lượng của bài thuốc. Những thành phần có trong bài thuốc này đều được thu hái tại vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO tại nhiều vùng miền trên cả nước. Quy trình sản xuất cũng được ưu tiên cải tiến để có thể mang đến cho người bệnh bài thuốc đảm bảo tốt về chất lượng và phù hợp cho cơ địa của nhiều người bệnh khác nhau.

Người bệnh vảy nến có những phản hồi tích cực về hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Người bệnh vảy nến có những phản hồi tích cực về hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Ngoài việc dùng thuốc, Bác sĩ Lê Phương cũng khuyên người bệnh nên có cho mình một số chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm sóc da đúng cách để có thể kiểm soát tốt căn bệnh khó chịu này. Bên cạnh đó, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định để có được hiệu quả tốt nhất, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề bệnh vảy nến có lây không và những gợi ý về phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát bệnh mà người bệnh nên biết. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để kịp thời có được cho mình những điều chỉnh phù hợp để đẩy lùi bệnh một cách tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý CHO BẠN:

Cập nhật lúc 08:53 - 09/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo