Cách Trị Chàm Khô

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm khô là một vấn đề da liễu phổ biến, và có một số cách để chữa trị tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý:

Cách trị chàm khô tại nhà:

  • Muối biển: Muối biển có thể giúp làm dịu và giảm ngứa. Bạn có thể thêm muối biển vào nước tắm hoặc tạo dung dịch muối để rửa da.
  • Nghệ vàng: Nghệ chứa curcumin, một chất chống vi khuẩn và chống viêm, có thể giúp giảm ngứa và sưng. Bạn có thể tạo mặt nạ từ nghệ và áp dụng lên vùng da bị chàm.
  • Lô hội: Lô hội có khả năng làm dịu da, giảm viêm, và cung cấp độ ẩm. Gel lô hội có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị chàm.
  • Lá trầu không: Lá trầu không chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm và chống ngứa. Bạn có thể sắc lá trầu không và dùng nước để rửa da.

Điều trị bằng Tây y:

  • Thuốc corticosteroid: Thuốc này giúp giảm viêm và ngứa. Có dạng kem, xịt, hoặc thuốc uống tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh nhân và vùng da bị ảnh hưởng.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Các loại thuốc như tacrolimus và pimecrolimus có thể được sử dụng để kiểm soát viêm và ngứa.
  • Kháng histamin: Thuốc kháng histamin như cetirizine hay loratadine có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng dị ứng.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như erythromycin hoặc mupirocin.

Lưu ý mỗi người có một loại da khác nhau, việc chăm sóc da đòi hỏi sự kiên nhẫn để tìm ra sản phẩm và phương pháp phù hợp nhất. Nếu tình trạng chàm khô kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh chàm khô nên chữa bằng cách nào để cho hiệu quả tốt, hạn chế các tổn thương trở nặng? Thực tế, việc lựa chọn phương pháp nào còn cần tùy vào nguyên nhân khởi phát, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể từng người. Dưới đây sẽ là một số cách trị chàm khô thường được áp dụng cho bạn đọc tham khảo.

Tổng quan chàm khô

Chàm khô còn được biết đến với tên gọi là eczema hay bệnh á sừng. Đây là bệnh lý ngoài da, thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô. Chàm khô được xếp vào căn bệnh viêm da mãn tính, hay gặp ở vùng da chân hoặc tay với tình trạng bong tróc, khô và nứt nẻ do cấu trúc da bị sừng hóa. Lâu dần, các vết nứt nẻ này có thể sâu hơn và chảy máu do không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Chàm khô khiến cho cấu trúc da bị sừng hóa, bong tróc
Chàm khô khiến cho cấu trúc da bị sừng hóa, bong tróc

Bệnh rất dễ tái đi tái lại, lan rộng nếu không được xử lý đúng cách và chăm sóc tốt. Chàm khô có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, người bệnh cần chủ động nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh để có hướng phòng và xử lý.

Các chuyên gia Da liễu vẫn chưa thể chỉ ra chính xác các nguyên nhân gây ra chàm khô. Tuy nhiên, căn bệnh này có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau đây:

Chàm khô do cơ địa

  • Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị kích ứng, hệ tiêu hóa và miễn dịch không ổn định, rối loạn sẽ có nguy cơ cao bị chàm khô.
  • Người bệnh có tiền sử viêm da, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,...
  • Người có tiền sử một số bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, xoang, viêm gan B, chức năng gan kém,...

Do tiếp xúc hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

  • Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm không khí, ẩm mốc thường là tác nhân gây ra chàm khô. Đặc biệt, thời tiết hanh khô khiến độ ẩm trên da không đủ, tổn thương hàng rào bảo vệ da.
  • Người bệnh tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa mạnh, các dung dịch có tính kiềm, axit mạnh hoặc độc tính,...gây kích ứng trên da.

Rất nhiều trường hợp bị tổn thương cấu trúc da, chàm khô do hóa chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm
Rất nhiều trường hợp bị tổn thương cấu trúc da, chàm khô do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm

  • Người bệnh sử dụng một số loại thuốc và gây phản ứng như: Thuốc tê, clorocid, sulfamid, penicillin, streptomycin.
  • Người bệnh sống, làm việc trong môi trường, điều kiện tự nhiên không đảm bảo sạch sẽ, nấm mốc khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Do thói quen sinh hoạt, vệ sinh

  • Sử dụng thuốc lá, chất kích thích, dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, sữa, trứng, đậu phộng,...
  • Giữ gìn vệ sinh chưa tốt, khiến vi khuẩn và nấm trú ngụ, phát triển và tấn công bề mặt da.
  • Không chăm sóc da cẩn thận, đặc biệt là chủ quan trong việc dưỡng ẩm da.

Triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự với chàm thông thường, bao gồm: Nổi ban đỏ, mọc mụn nước, bong tróc, sừng hóa, vảy khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn nặng hay nhẹ, vị trí của chàm khô lại có biểu hiện khác nhau.

Chàm khô ở người lớn

  • Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Khi bệnh nhân tiếp xúc với một số vật thể gây kích ứng hoặc bị thương, bị vi khuẩn tấn công, ở đầu ngón tay sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước sau đó khô và nứt nẻ.
  • Chàm khô ở tay: Chàm lan khắp bàn tay với những mảng da hồng, tấy, có phù nề cùng mụn nước nhỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi gãi, các mụn nước có thể vỡ và khiến chàm lan rộng, bị tổn thương và gây bội nhiễm. Sau khi dịch ở các mụn nước chảy hết, vết thương khô lại và đóng vảy. Lúc này, những mảng bong tróc xuất hiện, nứt nẻ, gây chảy máu. Da non hình thành, xen giữa các lớp vảy khiến bề mặt da xù xì và thô ráp.

Chàm khô ở tay rất thường gặp vì đây là nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh
Chàm khô ở tay rất thường gặp vì đây là nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh

  • Chàm khô ở chân: Vùng da chân, đặc biệt là gót chân và khe ngón chân sẽ dễ xuất hiện các mảng da thô ráp, xù xì, nứt nẻ. Da chân là vùng da dễ nhiễm khuẩn, cần chú ý vệ sinh để không bị tổn thương quá nhiều.
  • Chàm khô ở mặt: Thường xuất hiện ở hai má với trạng thái da tấy đỏ, phù nề và xuất hiện các đám mụn nước nhỏ. Mụn nước kèm theo ngứa ngáy nên người bệnh thường có thói quen gãi, khiến chúng vỡ ra và tạo thành các mảng da dầy, cộm.
  • Chàm khô ở môi: Thường xuất hiện ở vùng da môi, quanh miệng, gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Triệu chứng điển hình là da môi khô, nứt nẻ, đôi khi có mụn nước mọc ở viền môi, khi vỡ ra khiến chàm lan rộng, đau rát.

Bệnh chàm khô ở trẻ em

Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc chàm khô rất cao, bởi lúc này da các bé còn rất mỏng và mẫn cảm. Một số triệu chứng điển hình:

  • Chàm khô xuất hiện ở má, cằm, tay, chân và có thể một vài nơi khác trên cơ thể.
  • Da bé thường tấy đỏ, xuất hiện các mụn nước nhỏ và dễ loét gây đau, rát.
  • Sau khi gãi, phần da bị chàm sẽ hình thành lớp vảy vàng và bị phồng rộp. Bé sẽ rất khó chịu, ngứa rát và thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn.

Cách trị chàm khô tại nhà

Để điều trị bệnh chàm khô tại nhà, bệnh nhân có thể áp dụng một số công thức khá đơn giản như sau:

  • Muối biển: Muối có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch da mạnh mẽ. Các dấu hiệu mẩn ngứa, đỏ rát đều sẽ thuyên giảm tốt nhờ đặc tính của muối. Bệnh nhân hãy hòa 2 - 3 thìa muối biển vào bồn tắm, sau đó ngâm trong bồn khoảng 15 phút. Sau khi tắm xong hãy thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho làn da.
  • Nghệ vàng: Hoạt chất curcumin từ nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, đồng thời chống lại quá trình oxy hóa da, giúp da tăng cường hàng rào bảo vệ tốt hơn. Người bệnh hãy dùng nghệ tươi ép lấy nước cốt, sau đó thoa đều lên vùng da bị chàm và để khô tự nhiên. Mỗi ngày bôi nghệ 2 - 3 lần.
  • Lô hội: Các vitamin và dưỡng chất trong trong gel lô hội có tác dụng chống viêm, làm dịu da, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và mẩn đỏ. Bệnh nhân nên lấy gel từ lá nha đam tươi, sau đó thoa đều lên vùng bị chàm khô, để qua 30 phút sẽ rửa sạch với nước mát.
  • Lá trầu không: Lá trầu có chứa nhiều phenol chavibetol, chavicol, cadinen và nhiều loại tinh dầu khác nhau với khả năng giảm ngứa, kháng viêm, tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh chàm và nhiều bệnh da liễu khác. Sử dụng lá trầu bằng cách rửa sạch lá trầu, vò nhẹ rồi cho vào nồi nấu nước để tắm rửa, vệ sinh vùng da bệnh.

cach tri cham kho
Cách trị chàm khô bằng nghệ rất an toàn

Các mẹo chia sẻ trên đây có điểm chung là tiết kiệm chi phí, khá an toàn, lành tính, có hiệu quả nhưng không thể cho tác dụng toàn thân hoặc với ca bệnh nặng. Người bệnh lưu ý chỉ dùng những cách chữa tại nhà này khi bị chàm ở diện tích nhỏ, da mới bị tổn thương và chưa có dấu hiệu bội nhiễm.

Điều trị bằng Tây y

Với Tây y, bệnh chàm khô thường được chỉ định các loại thuốc uống kèm thuốc bôi để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Người bệnh dùng thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy cũng như tăng cường miễn dịch.

Những thuốc được kê đơn nhiều gồm:

  • Thuốc corticosteroid: Giảm nhanh những biểu hiện ngứa ngáy và viêm nhiễm da, ngăn chặn viêm lan rộng. Đa số sẽ dùng thuốc dạng bôi.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Giảm tải các phản ứng quá mẫn ở hệ miễn dịch, qua đó đẩy lùi ngứa, viêm, mẩn đỏ.
  • Kháng histamin: Thuốc cũng cho tác dụng đẩy lùi ngứa ngáy vào ban đêm, đồng thời cũng gây buồn ngủ cho bệnh nhân.
  • Kháng sinh: Nếu có dấu hiệu bị chàm khô bởi nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh lý. Các tổn thương nhiễm trùng theo đó thuyên giảm tốt hơn.

cach tri cham kho
Các loại thuốc kháng sinh cần thiết cho người bệnh

Các loại thuốc trị chàm khô ở trên đều phải có sự tư vấn, kê đơn từ bác sĩ. Bệnh nhân không tự mua thuốc về chữa để tránh xảy ra các tác dụng phụ khiến bệnh trở nặng hơn. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm một số vitamin tổng hợp để tăng cường đề kháng và miễn dịch cho làn da.

Cách chăm sóc cho người bị chàm khô

Bên cạnh các cách trị chàm khô ở trên, bệnh nhân cũng nên chú ý tới những biện pháp chăm sóc cơ thể hàng ngày giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Chi tiết như sau:

  • Uống 2 lít nước lọc mỗi ngày, kết hợp các thực phẩm, rau củ và trái cây tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường hoặc các gia vị cay nóng.
  • Sau khi tắm, nên thoa kem dưỡng ẩm cho da để bổ sung độ ẩm, tránh làm da quá khô do mất nước sẽ dễ bị tổn thương, bong tróc nhiều hơn.
  • Lựa chọn các bộ trang phục thấm hút tốt, chất vải mềm mại, thoáng mát.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm da mất nước nhiều hơn.
  • Ở các vùng da bị chàm khô, bệnh nhân không cào gãi, chà xát mạnh khiến da tổn thương, trầy xước và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

cach tri cham kho
Nên uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi cách trị chàm khô đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp. Tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn chuyên khoa để đạt được kết quả chữa bệnh tốt như mong đợi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo