Thuốc Trị Chàm Khô

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Dưới đây là một danh sách 10 sản phẩm trị chàm khô và công dụng chính của từng sản phẩm:

  • Axit salicylic 5%: Axit salicylic có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng hơn và giảm tình trạng chàm khô.
  • Thuốc trị chàm khô Diazepam: Diazepam có tác dụng chống ngứa và giảm căng thẳng, giúp giảm triệu chứng chàm khô do tình trạng căng thẳng.
  • Kem ADerma Dermalibour +: Dermalibour + chứa các thành phần dưỡng ẩm và chống viêm, giúp làm dịu và giảm tình trạng chàm khô.
  • Beprosone: Beprosone chứa corticosteroid, giúp giảm viêm, ngứa, và đỏ da trong trường hợp chàm khô.
  • Thuốc trị chàm khô Gentrisone: Gentrisone cũng là một loại kem corticosteroid, thích hợp để điều trị viêm nhiễm da và chàm khô.
  • Calcineurin: Calcineurin là một loại thuốc chống viêm không steroid, thường được sử dụng khi corticosteroid không phù hợp.
  • Thuốc bôi Dexeryl: Dexeryl là một loại kem dưỡng ẩm, giúp cung cấp độ ẩm cho da khô và chàm.
  • Fucicort: Fucicort kết hợp giữa hydrocortisone (corticosteroid) và acid fusidic (chống nhiễm trùng), giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.
  • Beprosalic: Beprosalic cũng chứa corticosteroid và acid salicylic, giúp kiểm soát viêm và loại bỏ tế bào da chết.

Lưu ý việc sử dụng thuốc nên được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng thuốc phù hợp và an toàn cho tình trạng của bạn.

Thuốc trị chàm khô có khá nhiều loại trên thị trường khiến bệnh nhân hoang mang khi tìm hiểu. Mỗi dòng sẽ có những thành phần khác nhau, cho mức độ hiệu quả nhanh hoặc chậm tùy theo từng người. Theo đó, bệnh nhân có thể tham khảo một số thông tin review bên dưới để hiểu rõ hơn về loại thuốc đang được kê đơn sử dụng hàng ngày.

Chàm khô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Chàm khô còn được biết đến với tên gọi là eczema hay bệnh á sừng. Đây là bệnh lý ngoài da, thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô. Chàm khô được xếp vào căn bệnh viêm da mãn tính, hay gặp ở vùng da chân hoặc tay với tình trạng bong tróc, khô và nứt nẻ do cấu trúc da bị sừng hóa. Lâu dần, các vết nứt nẻ này có thể sâu hơn và chảy máu do không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Chàm khô khiến cho cấu trúc da bị sừng hóa, bong tróc
Chàm khô khiến cho cấu trúc da bị sừng hóa, bong tróc

Bệnh rất dễ tái đi tái lại, lan rộng nếu không được xử lý đúng cách và chăm sóc tốt. Chàm khô có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, người bệnh cần chủ động nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh để có hướng phòng và xử lý.

Các chuyên gia Da liễu vẫn chưa thể chỉ ra chính xác các nguyên nhân gây ra chàm khô. Tuy nhiên, căn bệnh này có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau đây:

Chàm khô do cơ địa

  • Người bệnh có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị kích ứng, hệ tiêu hóa và miễn dịch không ổn định, rối loạn sẽ có nguy cơ cao bị chàm khô.
  • Người bệnh có tiền sử viêm da, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,...
  • Người có tiền sử một số bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, xoang, viêm gan B, chức năng gan kém,...

Do tiếp xúc hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

  • Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm không khí, ẩm mốc thường là tác nhân gây ra chàm khô. Đặc biệt, thời tiết hanh khô khiến độ ẩm trên da không đủ, tổn thương hàng rào bảo vệ da.
  • Người bệnh tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa mạnh, các dung dịch có tính kiềm, axit mạnh hoặc độc tính,...gây kích ứng trên da.

Rất nhiều trường hợp bị tổn thương cấu trúc da, chàm khô do hóa chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm
Rất nhiều trường hợp bị tổn thương cấu trúc da, chàm khô do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm

  • Người bệnh sử dụng một số loại thuốc và gây phản ứng như: Thuốc tê, clorocid, sulfamid, penicillin, streptomycin.
  • Người bệnh sống, làm việc trong môi trường, điều kiện tự nhiên không đảm bảo sạch sẽ, nấm mốc khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Do thói quen sinh hoạt, vệ sinh

  • Sử dụng thuốc lá, chất kích thích, dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, sữa, trứng, đậu phộng,...
  • Giữ gìn vệ sinh chưa tốt, khiến vi khuẩn và nấm trú ngụ, phát triển và tấn công bề mặt da.
  • Không chăm sóc da cẩn thận, đặc biệt là chủ quan trong việc dưỡng ẩm da.

Triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự với chàm thông thường, bao gồm: Nổi ban đỏ, mọc mụn nước, bong tróc, sừng hóa, vảy khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn nặng hay nhẹ, vị trí của chàm khô lại có biểu hiện khác nhau.

Chàm khô ở người lớn

  • Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Khi bệnh nhân tiếp xúc với một số vật thể gây kích ứng hoặc bị thương, bị vi khuẩn tấn công, ở đầu ngón tay sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước sau đó khô và nứt nẻ.
  • Chàm khô ở tay: Chàm lan khắp bàn tay với những mảng da hồng, tấy, có phù nề cùng mụn nước nhỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi gãi, các mụn nước có thể vỡ và khiến chàm lan rộng, bị tổn thương và gây bội nhiễm. Sau khi dịch ở các mụn nước chảy hết, vết thương khô lại và đóng vảy. Lúc này, những mảng bong tróc xuất hiện, nứt nẻ, gây chảy máu. Da non hình thành, xen giữa các lớp vảy khiến bề mặt da xù xì và thô ráp.

Chàm khô ở tay rất thường gặp vì đây là nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh
Chàm khô ở tay rất thường gặp vì đây là nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh

  • Chàm khô ở chân: Vùng da chân, đặc biệt là gót chân và khe ngón chân sẽ dễ xuất hiện các mảng da thô ráp, xù xì, nứt nẻ. Da chân là vùng da dễ nhiễm khuẩn, cần chú ý vệ sinh để không bị tổn thương quá nhiều.
  • Chàm khô ở mặt: Thường xuất hiện ở hai má với trạng thái da tấy đỏ, phù nề và xuất hiện các đám mụn nước nhỏ. Mụn nước kèm theo ngứa ngáy nên người bệnh thường có thói quen gãi, khiến chúng vỡ ra và tạo thành các mảng da dầy, cộm.
  • Chàm khô ở môi: Thường xuất hiện ở vùng da môi, quanh miệng, gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Triệu chứng điển hình là da môi khô, nứt nẻ, đôi khi có mụn nước mọc ở viền môi, khi vỡ ra khiến chàm lan rộng, đau rát.

Bệnh chàm khô ở trẻ em

Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc chàm khô rất cao, bởi lúc này da các bé còn rất mỏng và mẫn cảm. Một số triệu chứng điển hình:

  • Chàm khô xuất hiện ở má, cằm, tay, chân và có thể một vài nơi khác trên cơ thể.
  • Da bé thường tấy đỏ, xuất hiện các mụn nước nhỏ và dễ loét gây đau, rát.
  • Sau khi gãi, phần da bị chàm sẽ hình thành lớp vảy vàng và bị phồng rộp. Bé sẽ rất khó chịu, ngứa rát và thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn.

Danh sách 10 thuốc trị chàm khô

Thuốc trị chàm khô được kê đơn cho bệnh nhân dựa theo mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe thực tế và nhiều yếu tố liên quan khác. Trong các đơn thuốc hiện nay, những dòng thuốc sử dụng phổ biến nhất phải kể tới gồm:

Axit salicylic 5%

Axit salicylic 5% là thuốc điều trị dạng sát khuẩn dược tính nhẹ. Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị chàm khô hay vảy nến, á sừng,... Tác dụng đạt được tương đối nhanh chóng chỉ sau một vài lần dùng.

Thành phần: Axit salicylic.

Công dụng:

  • Làm tróc lớp vảy sừng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chàm.
  • Ngăn chặn nấm da, giúp da phục hồi tốt hơn sau tổn thương.
  • Bệnh nhân bị viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc, á sừng,.... cũng có thể sử dụng thuốc.

Cách sử dụng: Vệ sinh da và thoa thuốc mỗi ngày 1 - 3 lần.

Giá bán tham khảo: 25.000đ/tuýp.

Thuốc trị chàm khô Axit salicylic 5%

Thuốc trị chàm khô diazepam

Diazepam là thuốc trị chàm khô nhóm benzodiazepine, dùng khi bệnh nhân ở thể cấp tính. Không chỉ kiểm soát các triệu chứng của bệnh, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn biến chứng, giảm cảm giác mệt mỏi toàn thân cho bệnh nhân.

Thành phần: Seduxen.

Công dụng:

  • Loại bỏ ngứa rát, giúp dịu vùng da bị tổn thương.
  • Ức chế các nốt mụn nước.
  • Giảm tải mệt mỏi khó chịu toàn thân, giúp hệ thần kinh thư giãn tốt hơn.

Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 10mg thuốc, bác sĩ có thể chỉ định thay đổi liều đối với từng người.

Giá bán tham khảo: 450.000đ/hộp.

Kem A-Derma Dermalibour +

A-Derma Dermalibour + là sản phẩm thuốc bôi ngoài da vừa cho tác dụng dưỡng ẩm, vừa giúp giảm hoạt động của nấm khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh chàm dịu đi khá rõ rệt.

Thành phần: Avoine, Glycerin,  Aqua,ZinC Oxide, Kernel Flour, Mineral Oil,…

Công dụng:

  • Giúp bệnh nhân giảm tình trạng kích ứng da, da bớt đỏ và ngứa ngáy.
  • Tăng cường kháng khuẩn, loại bỏ các dấu hiệu viêm nhiễm trên da.
  • Kích thích da tái tạo khỏe mạnh, hạn chế bội nhiễm.

Cách sử dụng: Mỗi ngày bôi A-Derma Dermalibour + từ 2 - 3 lần mỗi ngày sau khi da đã vệ sinh sạch sẽ.

Giá bán tham khảo: 350.000đ/tuýp.

Beprosone

Beprosone dùng cho nhiều trường hợp bệnh nhân gồm: Chàm khô, viêm da cơ địa, lang ben, á sừng, vảy nến. Các dấu hiệu viêm da sẽ được khắc phục tốt khi dùng thuốc đều đặn theo đúng liệu trình của các bác sĩ.

Thành phần: Acid salicylic cùng benzoic.

Công dụng:

  • Chấm dứt các dấu hiệu thường gặp của bệnh chàm khô, nấm, viêm da tiết bã, viêm da vảy đầu,...
  • Giúp các tế bào da mới phục hồi tốt, giảm ngứa ngáy và khó chịu.

Cách sử dụng: Bệnh nhân dùng thuốc trị chàm khô Beprosone mỗi ngày 2 - 3 lần.

Giá bán tham khảo: 10.000đ/tuýp.

Beprosone cho hiệu quả cải thiện da khá tốt

Thuốc trị chàm khô Gentrisone

Thuốc Gentrisone được dùng khá phổ biến cho bệnh nhân chàm khô, phát huy tốt công dụng đẩy lùi những triệu chứng khó chịu. Thuốc tuy có hiệu quả rõ rệt nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Nóng da, giảm sắc hồng cầu,...

Thành phần: Clotrimazol, Bentamethason dipropionat cùng Gentamicin,…

Công dụng:

  • Thuốc Gentrisone giúp giảm khô, ngứa và bong tróc da.
  • Tăng cường bảo vệ da tốt hơn trước tác nhân gây hại, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
  • Gentrisone còn được dùng cho người bị viêm da, nấm hoặc lang ben,...

Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị chàm khô rồi thoa thuốc đều đặn 2 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: 50.000đ/tuýp.

Calcineurin

Calcineurin hoạt động tương tự corticoid, giúp giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ da. Tuy nhiên thuốc ít gây ra tác dụng phụ như corticoid. Bệnh nhân dùng thuốc sẽ cảm nhận các triệu chứng chàm khô thuyên giảm nhanh, da hồi phục tốt và khỏe hơn.

Thành phần: Ascomycin hoặc pimecrolimus.

Công dụng:

  • Ức chế chất calcineurin để giảm ngứa, bong tróc, ửng đỏ hoặc phù nề da.
  • Bệnh nhân giảm các biến chứng da do chàm khô.

Cách sử dụng: Dùng xen kẽ với các loại thuốc khác theo chỉ định riêng của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Tư vấn trực tiếp tại các nhà thuốc tại bệnh viện.

Thuốc bôi Dexeryl

Dexeryl dùng cho trường hợp bệnh nhân bị chàm khô khá nhiều, đặc biệt trẻ nhỏ bị chàm sữa cũng được chỉ định dùng thuốc. Làn da được hỗ trợ bổ sung các thành phần duy trì độ ẩm, đảm bảo hàng rào bảo vệ da hoạt động tốt. Giảm ngứa ngáy bong tróc khi thời tiết lạnh khô.

Thành phần: Vaselina, Glicerol, hoạt chất Parafin liquida.

Công dụng:

  • Tăng cường độ ẩm cho làn da, giảm khô và bong tróc.
  • Làm dịu viêm nhiễm da, giúp da mềm mượt, tái tạo tế bào mới tốt hơn.
  • Đẩy lùi ngứa và ửng đỏ da.

Cách sử dụng: Bệnh nhân làm sạch vùng da bị bệnh rồi thoa đều kem lên da. Nên dùng 2 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: 300.000đ/tuýp.

Bệnh nhân tham khảo sử dụng Dexeryl

Fucicort

Fucicort là thuốc trị chàm khô và nhiều bệnh lý da liễu mãn tính. Thuộc nhóm có thành phần corticoid nên thuốc cho hiệu quả rất nhanh, cải thiện tốt các triệu chứng ngứa và bong tróc da.

Thành phần: Betamethasone cùng với Fusidic acid.

Công dụng:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chàm khô.
  • Giảm thiểu viêm nhiễm, ngứa và đau rát da.
  • Thuốc còn dùng điều trị bệnh vảy nến, lupus ban đỏ, chốc lở,...

Cách sử dụng: Bệnh nhân dùng thuốc bằng cách thoa lên da mỗi ngày 2 - 3 lần cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Giá bán tham khảo: 90.000đ/tuýp.

Beprosalic

Đề điều trị bệnh chàm khô, người bệnh có thể tham khảo Beprosalic. Thuốc giúp kiểm soát tốt những biểu hiện thường gặp của bệnh nhưng cũng có nguy cơ dẫn tới bỏng rát hoặc da bị châm chích khi dùng trong thời gian dài.

Thành phần: Salicylic acid và Betamethasone.

Công dụng:

  • Thuốc Beprosalic giúp loại bỏ lớp da bị khô bong tróc, tăng cường dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và chống đỡ bệnh lý tốt hơn.
  • Tiêu diệt vi khuẩn, đảm bảo tuyến bã nhờn hoạt động hiệu quả, hạn chế lan rộng chàm.
  • Có khả năng chống dị ứng, ức chế hoạt động miễn dịch cho làn da.

Cách sử dụng: Thoa thuốc 2 - 3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Nên lấy tăm bông để chấm thuốc lên da thay vì dùng tay trực tiếp.

Giá bán tham khảo: 130.000đ/tuýp.

Cách chăm sóc khi bị chàm khô

Để các loại thuốc trị chàm khô có thể phát huy tối đa công dụng, bệnh nhân lưu ý thêm một số điều khi chăm sóc da như sau:

  • Khi dùng bất cứ thuốc uống hay thoa đều cần tuân thủ đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, chú ý liều lượng để cơ thể đạt hiệu quả trị bệnh tốt những như giảm tối đa các nguy cơ tác dụng phụ.
  • Khi thoa thuốc cần vệ sinh tay và vùng da bị bệnh sạch sẽ, sau đó rửa lại tay để tránh cầm nắm vào đồ ăn.
  • Không nên tùy ý dùng chung thuốc Tây với các bài thuốc Y học cổ truyền để tránh xảy ra những phản ứng chéo gây giảm dược tính của thuốc.
  • Trong khi dùng thuốc, bệnh nhân kết hợp cả việc ăn uống điều độ, thực hiện những biện pháp vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Hạn chế cào gãi hay dùng các loại mỹ phẩm chăm sóc da.
  • Nếu nhận thấy bất thường khi uống hoặc thoa thuốc, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra, khi đi cần mang theo đơn thuốc đang dùng.

Thuốc trị chàm khô là giải pháp chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng nhưng cần có sự tư vấn, giám sát bởi các bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý tìm mua thuốc về dùng hoặc sử dụng ngắt quãng sẽ gây giảm hiệu quả hoặc dẫn tới nhờn thuốc. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích để người bệnh có thể hiểu rõ hơn về những loại thuốc mình đang dùng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo