Thuốc Trị Viêm Da Dị Ứng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Dưới đây là danh sách các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng được chuyên gia khuyên dùng:

1. Thuốc bôi làm mềm da

  • Dùng để kiểm soát triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng.
  • Có thể là kem đặc, mỡ hoặc kem mềm tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý làm sạch vùng da trước khi sử dụng.

2. Thuốc ức chế miễn dịch

  • Hỗ trợ giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu da.
  • Chỉ dùng cho người trưởng thành, trẻ em cần hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

3. Thuốc bôi chứa Corticoid

  • Chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn.
  • An toàn khi sử dụng dưới 10 ngày, mỗi lần 1 ngày và tránh tiếp xúc với nước.

4. Thuốc kháng histamin

  • Được chỉ định sử dụng để kiểm soát triệu chứng ngứa và viêm da dị ứng.
  • Thích hợp cho người có cả viêm da dị ứng và mề đay.

5. Thuốc kháng sinh toàn thân

  • Giúp giảm triệu chứng viêm da dị ứng như mụn mủ và sưng đau trong trường hợp nặng.
  • Không sử dụng khi bị viêm da dị ứng bội nhiễm vì sẽ làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh lý của bạn.

Lưu ý: Tư vấn định kỳ và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, việc dùng thuốc để xử lý viêm da dị ứng đã là giải pháp được nhiều người bệnh ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể đem lại được kết quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn. Để có thể đẩy lùi bệnh, bạn cần lựa chọn cho mình được loại thuốc phù hợp và an toàn, tác dụng cao. Dưới đây là một số loại thuốc xử lý viêm da dị ứng được chuyên gia khuyên dùng mà bạn có thể tham khảo ngay.

Tổng quan bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là tình trạng da quá mẫn với các dị nguyên ngoài môi trường. Khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên, hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách sản xuất quá mức hoạt chất trung gian gây ra hiện tượng ngứa, sưng đỏ, châm chích,... Đây là bệnh lý thường gặp và khó điều trị, dễ tái phát khi có điều kiện phù hợp.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh chính bao gồm:

  • Do dị ứng thời tiết: Việc người bệnh tiếp xúc với thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết quá lạnh, hanh khô cũng sẽ khiến da khó thích ứng dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính theo mùa.
  • Do dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng bởi các yếu tố như phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, bụi bẩn, cát, khói,… cũng có nguy cơ bị viêm da dị ứng tiếp xúc nhiều hơn so với người bình thường.
  • Do cơ địa người bệnh ra nhiều mồ hôi: Việc cơ thể ra quá nhiều mồ hôi có thể khiến da bị mất nước, đây là điều kiện cho các chất gây kích ứng phát triển mạnh hơn.
  • Do môi trường: Những người sống trong môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt sẽ có tỷ lệ bị viêm da cao hơn.
  • Do các tổn thương trên da: Các vết trầy xước, vết thương hở trên da, vết côn trùng đốt,… nếu không được xử lý kịp thời cũng dễ dẫn đến tình trạng viêm da do các yếu tố có hại từ bên ngoài môi trường tấn công.
  • Do sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng: Mỹ phẩm, xà phòng có chất tẩy rửa cao, nước xả vải,… là những sản phẩm dẫn dễ gây kích ứng da nếu sử dụng không đúng cách.
  • Do một số bệnh lý: Những người có người thân trong gia đình từng bị tiền sử bệnh hen suyễn, dị ứng, viêm da thì nguy cơ mắc bệnh của họ cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

Các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh:

  • Luôn bị ngứa da, ngứa nghiêm trọng vào ban đêm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Viêm da gây dị ứng nổi mẩn đỏ, da khô và có cảm giác căng rát khó chịu.
  • Da dày, tróc vảy và khô cứng, dễ nổi sẩn, nhạy cảm với các tác động như cào, gãi.
  • Trên da xuất hiện các mảng màu nâu, xám, đỏ. Bạn có thể nhận biết những sự thay đổi màu da này ở một số vị trí điển hình như mí mắt, cổ, ngực, cổ tay, mặt trong của đầu gối, bàn chân và mắt cá chân.
  • Viêm da dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện nhiều ở vùng da ở đầu hoặc mặt.
  • Trường hợp viêm da nghiêm trọng, các nốt mẩn đỏ có thể sẽ sưng đỏ lên và chảy dịch mủ, máu mỗi khi bị trầy xước.

Tình trạng viêm da này có thể xuất hiện từ khi trẻ được 5 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng viêm da ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là xuất hiện cả hiện tượng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Và với trẻ nhỏ, chúng sẽ thường xuyên không kiềm chế được cơn ngứa, thường xuyên gãi, cào vào vùng da này và dễ dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng bội nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Bệnh lý này khi không được xử lý hiệu quả, nó dễ gây ra các ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả là điều hoàn toàn cần thiết.

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Nếu viêm da dị ứng khiến bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mất ngủ;
  • Cảm thấy đau, sưng, đau hoặc nóng xung quanh vùng da phát ban;
  • Xuất hiện các vệt đỏ kéo dài, mủ hoặc vảy vàng.
  • Sốt;
  • Các triệu chứng bệnh vẫn tiếp diễn dù đã sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

5 loại thuốc xử lý viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên từ bên ngoài môi trường. Theo Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương - Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện), tỷ lệ người mắc phải bệnh lý này ngày càng có xu hướng tăng mạnh với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý này thường gặp nhiều ở người có cơ địa nhạy cảm và trở thành bệnh mãn tính khiến người bệnh vô cùng lo lắng.

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ số lượng người bệnh bị viêm da dị ứng ngày càng gia tăng
Bác sĩ Lê Phương chia sẻ số lượng người bệnh bị viêm da dị ứng ngày càng gia tăng

Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, viêm da dị ứng là bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh, đặc biệt là với những người bị viêm da dị ứng ở mặt. Do đó, cần tiến hành xử lý ngay khi cơ thể mình có các dấu hiệu của bệnh lý này. Bạn nên đến các cơ sở y tế, thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu về các triệu chứng viêm da dị ứng, làm những xét nghiệm cần thiết và lắng nghe tư vấn về phác đồ xử lý cho phù hợp.

Hiện nay, việc dùng thuốc xử lý viêm da dị ứng cũng được nhiều người bệnh sử dụng để đối phó với căn bệnh khó chịu này. Với các trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn cho bạn các loại thuốc có tác dụng chính là dưỡng da, làm dịu da để làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, khi bạn bị viêm da dị ứng ở mức độ vừa và nặng kèm theo nhiều tổn thương da, bạn cần tuân thủ theo phác đồ xử lý viêm da tiếp xúc dị ứng cá nhân mà bác sĩ chỉ định.

Trong các phác đồ xử lý bệnh viêm da dị ứng hiện nay, các loại thuốc được chia ra làm 2 loại là thuốc uống trong và thuốc bôi ngoài. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc phối hợp cùng với một liệu pháp nhất định để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc xử lý viêm da dị ứng được bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc bôi làm mềm da

Đây là loại thuốc bôi viêm da dị ứng được chỉ định sử dụng để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này. Thuốc làm mềm da có tác dụng duy trì và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đồng thời tránh tình trạng mất nước trên da phát triển mạnh. Làn da đủ nước sẽ dần dần hình thành hàng rào bảo vệ cơ thể, hạn chế các dị nguyên gây viêm da dị ứng tấn công.

Thuốc bôi làm mềm da sẽ làm giảm các triệu chứng khô ngứa, khó chịu do viêm da dị ứng
Thuốc bôi làm mềm da sẽ làm giảm các triệu chứng khô ngứa, khó chịu do viêm da dị ứng

Bạn có thể dùng thuốc dạng kem đặc, mỡ hoặc kem mềm tùy vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bạn dùng các loại thuốc bôi phối hợp mỹ phẩm và có các dấu hiệu kích ứng, bạn cần dừng ngay để tránh ảnh hưởng đến vùng da đang bị viêm. Và khi dùng bất kỳ loại thuốc viêm da dị ứng dạng bôi nào, bạn cũng cần chú ý đến quy trình làm sạch da trước khi dùng thuốc để thuốc có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất.

Thuốc viêm da dị ứng giúp ức chế miễn dịch

Viêm da dị ứng là bệnh lý có liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch tổng thể của bạn. Theo đó, trong một số trường hợp bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ giúp giảm bớt viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, làm dịu da và hỗ trợ giảm dị ứng da. Đây là loại thuốc dùng được cho các vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục, các nếp gấp cơ thể.

Tuy nhiên, Bác sĩ Lê Phương cũng nhấn mạnh đây là loại thuốc có cơ chế miễn dịch phức tạp nên chỉ được dùng cho người trưởng thành. Trẻ em trên 2 tuổi cũng có thể sử dụng nhưng cần có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình dùng thuốc. Khi dùng thuốc, người bệnh cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tiêm phòng vì chúng có thể làm mất tác dụng của vắc xin.

Thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc chứa Corticoid

Corticoid là thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn được dùng nhiều trong các loại thuốc giải quyết các bệnh da liễu. Những loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc dị ứng có chứa Corticoid mang đến công dụng ngừa viêm nhiễm lây lan, hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu, tiêu sưng, hỗ trợ giảm đau rát đồng thời làm dịu da, kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu tại vùng da bị bệnh.

Thuốc bôi chứa Corticoid cũng được sử dụng để kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng
Thuốc bôi chứa Corticoid cũng được sử dụng để kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng

Thuốc Corticoid có thể mang lại kết quả khá tốt trong việc làm dịu các triệu chứng bệnh lý nhưng theo Bác sĩ Lê Phương, loại thuốc xử lý bệnh viêm da dị ứng chỉ thực sự an toàn và có tác dụng cao khi dùng không quá 10 ngày cho 1 đợt xử lý. Và để thuốc phát huy tốt, chỉ nên dùng thuốc 1 lần 1 ngày vào buổi tối, tránh để dính nước vào các vùng da bôi thuốc để thuốc lưu giữ ở trên da lâu hơn.

Với trẻ bị viêm da dị ứng, khi dùng thuốc bôi viêm da dị ứng chứa Corticoid, bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ vì thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ như hội chứng chậm lớn ở trẻ nhỏ, suy thượng thận. Và đây cũng không phải là cách xử lý viêm da dị ứng ở mặt phù hợp vì nếu chẳng may dùng thuốc ở những vùng da mỏng như mí mắt, thuốc chứa corticoid có thể gây bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể... vô cùng nguy hiểm.

Cách đẩy lùi viêm da dị ứng bằng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin đường uống được chỉ định sử dụng để giúp người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Với những người vừa bị viêm da dị ứng vừa bị nổi mề đay thì đây sẽ là giải pháp vô cùng phù hợp dành cho bạn. Loại thuốc này cũng được dùng làm cách xử lý viêm da dị ứng thời tiết được nhiều bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Thuốc kháng histamin có thể giúp người bệnh kiểm soát nhanh chóng những cơn ngứa ngáy dai dẳng đồng thời hỗ trợ ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên khi dùng loại thuốc này, người bệnh lưu ý không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì đây là thuốc khiến da nhạy cảm hơn.

Thuốc kháng histamin sẽ hỗ trợ giảm viêm ngứa và làm dịu kích ứng da 
Thuốc kháng histamin sẽ hỗ trợ giảm viêm ngứa và làm dịu kích ứng da

Thuốc kháng sinh toàn thân giúp xóa bỏ viêm da dị ứng

Với các trường hợp viêm da dị ứng kéo theo tình trạng bội nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc chống nhiễm khuẩn. Thuốc này sẽ làm giảm bớt các triệu chứng viêm da dị ứng như mụn mủ, sưng đau, bọng nước để tránh biến chứng viêm mô tế bào.

Hầu hết, thuốc kháng sinh toàn thân được dùng khi bị viêm da dị ứng đều được chỉ định là thuốc uống. Tuy nhiên, với các trường hợp da bị nhiễm trùng nặng và nhập viện, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch để có kết quả xử lý cao hơn. Với các loại thuốc bôi kháng sinh, đây là giải pháp không được khuyên dùng khi bị viêm da dị ứng bội nhiễm vì chúng có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh lý của bạn.

Những lưu ý khi dùng thuốc loại bỏ viêm da dị ứng

Để việc đẩy lùi viêm da dị ứng bằng thuốc có được kết quả tốt nhất, khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Tuân thủ đúng phác đồ xử lý mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Không tự ý bỏ bớt hoặc kết hợp thêm thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với các loại thuốc dạng bôi, cần làm sạch vùng da dị ứng trước khi dùng thuốc.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu trong quá trình xử lý bằng thuốc gặp phải vấn đề bất thường nào.
  • Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên điều chỉnh cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm sóc da đúng cách để tăng cường sức khỏe tổng thể cho da.

Trên đây là một số loại thuốc xử lý viêm da dị ứng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay. Với bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần lưu ý dùng thuốc đúng cách, đúng liệu trình để có được kết quả tích cực. Bạn cũng nên thường xuyên tái khám để xác định những chuyển biến của làn da sau khi dùng thuốc và có được những điều chỉnh phù hợp cho mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo