Cách Trị Ngứa Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Để chữa ngứa da chân, người bệnh có thể thử những biện pháp sau đây:

Cách trị ngứa da chân bằng phương pháp Tây y

  • Thuốc bôi trị ngứa chân: Sử dụng kem chống ngứa hoặc các loại kem chứa hydrocortisone để giảm kích ứng và ngứa.
  • Thuốc uống: Bác sĩ có thể kê đơn antihistamines hoặc corticosteroids uống để giảm ngứa và kích ứng da từ bên trong.
  • Phương pháp ngoại khoa: Áp dụng liệu pháp ánh sáng UVB để giảm ngứa và giảm viêm nếu ngứa chân liên quan đến các bệnh lý da.

Phương pháp dân gian trị ngứa ngay tại nhà

  • Lá mướp trị ngứa da chân tay: Áp dụng nước mướp lên vùng da ngứa để giảm sưng và ngứa.
  • Uống trà xanh/ trà hoa cúc giảm ngứa từ bên trong: Uống trà xanh hoặc trà hoa cúc có tác dụng chống vi khuẩn và giảm ngứa từ bên trong cơ thể.
  • Giảm mẩn ngứa bằng nha đam: Sử dụng gel nha đam để làm dịu và giảm kích ứng da.
  • Dầu bạc hà trị da chân khô ngứa: Sử dụng dầu bạc hà để dưỡng ẩm và làm dịu da chân khô, ngứa.

Chữa ngứa chân bằng phương pháp Đông y: Thực hiện các phương pháp Đông y như mátxa, điều trị bằng cây thuốc để cân bằng năng lượng trong cơ thể và giảm ngứa.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc thăm bác sĩ để đưa ra đánh giá và tư vấn là quan trọng, đặc biệt nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc trở nên nặng nề.

Để điều trị bệnh ngứa chân, trước hết, quan trọng nhất là xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp và biện pháp điều trị phổ biến cho bệnh ngứa chân:

Ngứa chân là gì? Nguyên nhân ngứa chân

Ngứa chân là cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, ngứa da ở các vị trí như tay chân, da mặt, da đầu nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mắc bệnh da liễu…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa chân có thể do những nguyên nhân sau đây:

Bệnh ghẻ: Ghẻ khởi phát là do người bệnh nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Vào ban đêm ký sinh trùng này hoạt động mạnh nên gây ngứa, đặc biệt là ngứa chân khi ngủ vô cùng khó chịu. 

Nấm da chân gây ngứa bàn chân Đây là một bệnh nhiễm trùng da với nguyên nhân do nấm, điển hình là loại nấm sợi và nấm men. Vị trí thường xuất hiện của nấm da chân là các kẽ ngón chân do bài tiết mồ hôi quá mức, đi giày dép chật... cũng có thể do bạn mắc phải bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

Ở giai đoạn đầu, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng ngứa da chân kèm các mảng da màu hồng hoặc đỏ. Về sau có thể hình thành các mụn nước nhỏ, đau rát, rỉ dịch, thậm chí nứt nẻ và chảy máu. Lâu dần nấm da chân sẽ chuyển sang dạng hồng/ đỏ, khô ráp, bong tróc.

Do thời tiết: Da chân tay bị khô ngứa có thể do thời tiết hanh khô, lúc này độ ẩm trong không khí sẽ giảm mạnh làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết. Đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường sử dụng máy lạnh thường xuyên, sống ở khí hậu lạnh thì tình trạng da chân khô ngứa lại càng dễ xuất hiện.

Ngứa chân do các bệnh da liễu

Ngứa da tay chân do các bệnh lý bên trong

Có một số bệnh lý khởi phát bên trong cơ thể cũng gây nên hiện tượng ngứa chân khó chịu, có thể kể đến như:

  • Bệnh về gan, thận
  • Bệnh về tuyến giáp
  • Bệnh đái tháo đường

Các nguyên nhân khác gây ngứa chân

  • Do thay đổi nội tiết tố: Tình trạng ngứa chân này thường gặp ở phụ nữ mang thai, chủ yếu ở lòng bàn chân do tiết nhiều mồ hôi, nếu da không đào thải kịp sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và khiến bà bầu khó chịu. Ngoài ra, với bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ còn có thể bị ngứa chân do mẩn ngứa vì lượng máu lúc này tăng cao, liên tục đổ dồn xuống chân.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa dị ứng và ăn phải thực phẩm đậu phộng, hải sản, quả hạch, trứng... sẽ gây ra hiện tượng ngứa bàn chân, ngứa bàn tay.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích thích: Một số loại thuốc điều trị bệnh hoặc chất gây kích thích có thể gây ra phản ứng ở bên ngoài hoặc bên trong của cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác: Thuốc ngủ, thuốc ức chế men chuyển, morphine sulfate...

Bệnh ngứa chân, còn được gọi là nổi mề đay chân, có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh ngứa chân:

  • Ngứa và Cảm Giác Kích Ứng: Cảm giác ngứa là triệu chứng chính của bệnh ngứa chân, có thể rất khó chịu và gây kích ứng.
  • Nổi Mụn Vết Đỏ: Da chân có thể xuất hiện các vết mụn đỏ, nổi mề, và nổi mẩn.
  • Da Khô và Bong Tróc: Da chân có thể trở nên khô, nứt nẻ, và bong tróc, tăng khả năng bị nhiễm khuẩn.
  • Đau và Đau Nhức: Trong một số trường hợp, bệnh ngứa chân có thể đi kèm với cảm giác đau và đau nhức.
  • Dấu Hiệu Nhiễm Trùng: Nếu bệnh ngứa chân là do nhiễm trùng, có thể xuất hiện đau, đỏ, sưng, và có thể có mủ.
  • Nổi Mụn Nước: Các nốt mụn nước có thể xuất hiện, đặc biệt giữa các ngón chân.
  • Da Dày và Nhiều Vảy: Da chân có thể trở nên dày và xuất hiện vảy, đặc biệt ở bàn chân và gót chân.

Những triệu chứng này có thể tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh ngứa chân, có thể là do nấm, dị ứng, hoặc điều kiện da khác nhau. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này hãy đến các phòng khám da liễu để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Cách điều trị ngứa chân tay hiệu quả hiện nay

Ngứa tay chân luôn gây ra những khó chịu đối với những ai mắc phải, bởi tay và chân là hai bộ phận phải thực hiện những chức năng quan trọng như cầm nắm. Đặc biệt là chân phải đảm nhận chức năng di chuyển, nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên chú ý và không được thờ ơ. Nếu mắc phải các bệnh da liễu tự miễn hoặc, bệnh lý bên trong cơ thể thì cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Để khắc phục tình trạng này, giúp chân hết ngứa và thoải mái hơn bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, tất cả các cách trị ngứa da tay, da chân này trước khi dùng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Cách trị ngứa da chân bằng phương pháp Tây y

Có lẽ đây là một cách khắc phục ngứa chân phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất khi bị ngứa chân. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi. Công dụng của các loại thuốc này đó là giúp bạn kiểm soát, khắc phục được triệu chứng ngứa nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng.

Tuy nhiên, thuốc Tây y tuy tác dụng nhanh nhưng lại có thể tiềm ẩn tác dụng phụ, nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.

  • Thuốc bôi trị ngứa chân: Thuốc bôi gồm: kem kháng nấm (trị nấm da chân), Glycerin, Panthenol,  Zinc oxide, Menthol, kem dưỡng ẩm... có tác dụng giảm nhanh triệu chứng, giảm đau rát, làm lành tổn thương ngay tại chỗ.

Thuốc bôi
Thuốc bôi có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh

  • Thuốc uống: Các thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc kháng histamin H1 (promethazin, Loratadine, Cetirizine...)... thuốc có công dụng tăng cường miễn dịch, chống lại các yếu tố gây ngứa, đào thải độc tố...
  • Phương pháp ngoại khoa: Ngoài ra, với những trường hợp nặng cần đến sự can thiệp ngoại khoa bác sĩ có thể chỉ định phương pháp: Liệu pháp ánh sáng, biện pháp LCE trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến...

Phương pháp dân gian trị ngứa ngay tại nhà

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu mức độ ngứa nhẹ, không có dấu hiệu của bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, phương pháp dân gian cũng được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị trong giai đoạn dùng thuốc.

Một số cách trị ngứa ngáy chân tay thường được áp dụng và mang đến hiệu quả tích cực như:

Lá mướp trị ngứa da chân tay

Theo Đông y, lá mướp có vị chua, đắng, tính hàn có công dụng hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc... Nhờ vậy mà từ lâu lá mướp đã được sử dụng để chữa bệnh ngoài da, trong đó có ghẻ nước, ngứa chân tay...

Cách thực hiện:

  • Lấy 2-3 lá mướp tươi, rửa sạch, có thể ngâm với nước muối pha loãng trong 15-20 phút, sau đó vớt ra, để ráo.
  • Vò nát lá mướp đã được rửa sạch với một vài hạt muối.
  • Dùng lá mướp chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa ở chân hoặc đắp trực tiếp và để trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước.
  • Áp dụng cách này 2-3 lần/ ngày.

Uống trà xanh/ trà hoa cúc giảm ngứa từ bên trong

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trà hoa cúc và trà xanh có chứa những hoạt chất giúp an thần. Vì vậy sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa chân, đồng thời giúp cho não bộ được thư giãn. Hơn thế nữa, hai loại trà này còn có công dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, hỗ trợ tốt nhất cho chức năng gan thận. Mà chức năng gan thận suy giảm lại chính là nguyên nhân gây ngứa ở chân.

Uống trà xanh, trà hoa cúc giúp giảm ngứa từ bên trong
Uống trà xanh, trà hoa cúc giúp giảm ngứa từ bên trong

Giảm mẩn ngứa bằng nha đam

Theo Đông y, nha đam hay lộ hội có tính mát, vị đắng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đại tiện, cầm máu và mát huyết. Ngoài ra, nha đam còn chứa ít nhất 23 loại axit amin, một số khoáng chất, đồng thời chứa polysaccharide và monosaccharide có công dụng kháng virus và tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt, nha đam còn chứa một lượng dồi dào chất béo chưa bão hòa có khả năng tiêu sưng, giảm dị ứng, thúc đẩy quá trình lên da non và nhanh chóng làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Lấy một bẹ nha đam tươi, rửa sạch rồi cắt lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Dùng dao thái mỏng lớp gel bên trong nha đam.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô bằng khăn bông.
  • Đắp trực tiếp miếng gel nha đam lên vùng da cần điều trị và để khoảng 10-15 phút, rửa lại bằng nước lạnh.

Dầu bạc hà trị da chân khô ngứa

Dầu bạc hà có công dụng làm mát và thư giãn cho bàn chân. Bên cạnh đó, với thành phần axit omega-3 có trong bạc hà sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào da, loại bỏ tình trạng da khô ngứa, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cốc bột yến mạch, 1 cốc bột ngô, 1 thìa dầu bạc hà và ¼ cốc muối biển.
  • Đem trộn tất cả các nguyên liệu này tạo thành một hỗn hợp.
  • Vệ sinh sạch bàn chân, không lau khô rồi thoa đều hỗn hợp vừa thu được lên chỗ bị ngứa, khô sần.
  • Massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi rửa sạch, lau khô bằng khăn sạch và bôi kem dưỡng ẩm phù hợp để tránh khô da.

Dầu bạc hà có công dụng làm mát và thư giãn cho bàn chân
Dầu bạc hà có công dụng làm mát và thư giãn cho bàn chân

Đây đều là những phương pháp dễ kiếm và mang lại sự an toàn cho người bệnh bởi các nguyên liệu đều an toàn, sẵn có trong gian bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này đó là tác động chậm, chỉ giải quyết được triệu chứng. Nếu bệnh do nguyên nhân bên trong thường không có hiệu quả.

Hơn nữa, hiệu quả của mẹo dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Nên trước khi dùng bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo nhất.

Chữa ngứa chân bằng phương pháp Đông y

Cũng là một cách trị tình trạng chân bị ngứa an toàn như mẹo dân gian, tuy nhiên Đông y lại có những ưu điểm vượt trội. Bởi nếu mẹo dân gian chỉ tác động vào triệu chứng thì Đông y với nguyên tắc điều trị bệnh từ bên trong, tác động vào căn nguyên lại giúp bạn điều trị bệnh tận gốc.

Thành phần thuốc đều là các loại thảo dược thiên nhiên đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Điểm mạnh của Đông y chính là dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra bài thuốc, gia giảm vị thuốc phù hợp nhằm mang đến hiệu quả tối ưu nhất.

Chưa kể, với sự an toàn, lành tính nên thuốc Đông y có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người lớn.

Tuy nhiên, Đông y có nhược điểm là thuốc tác dụng chậm, nên người bệnh phải kiên trì và không được nóng vội. Hơn nữa cơ địa của người bệnh cũng góp phần vào hiệu quả nhanh chậm của bài thuốc, tương tự như mẹo dân gian.

Lưu ý khi điều trị ngứa da chân:

  • Gặp bác sĩ: Nếu ngứa kéo dài hoặc trở nên nặng nề, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa chân hàng ngày với nước ấm và xà phòng nhẹ.
  • Tránh chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với chất gây kích ứng như hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, và thuốc chống muỗi có thể làm tăng nguy cơ ngứa.
  • Không tự điều trị bệnh tại nhà: Tránh việc tự áp dụng các phương pháp điều trị mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế.
  • Chất liệu quần áo và giày dép: Chọn quần áo và giày thoáng khí để giảm tiếp xúc và ẩm tạo ra môi trường thuận lợi để bệnh viêm da tái phát.

Cách chữa hắc lào từ Tây y và mẹo dân gian như thế nào đã được chia sẻ rất rõ ràng ở trên. Mong rằng qua đây sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị, từ đó thực hiện đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để bệnh sớm chấm dứt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo