Ngứa chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa chân có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang "kêu khóc" vì một số bệnh lý nào đó đang nhen nhóm khởi phát. Đừng quá chú trọng đến đôi bàn tay mà quên đi đôi chân của mình. Vậy đâu là nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng ngứa chân và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Nội dung bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Định nghĩa

Ngứa chân là cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, ngứa da ở các vị trí như tay chân, da mặt, da đầu nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mắc bệnh da liễu…

Nguyên nhân gây ngứa chân

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa chân có thể do những nguyên nhân sau đây:

Bệnh ghẻ: Ghẻ khởi phát là do người bệnh nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Vào ban đêm ký sinh trùng này hoạt động mạnh nên gây ngứa, đặc biệt là ngứa chân khi ngủ vô cùng khó chịu. 

Nấm da chân gây ngứa bàn chân Đây là một bệnh nhiễm trùng da với nguyên nhân do nấm, điển hình là loại nấm sợi và nấm men. Vị trí thường xuất hiện của nấm da chân là các kẽ ngón chân do bài tiết mồ hôi quá mức, đi giày dép chật... cũng có thể do bạn mắc phải bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

Ở giai đoạn đầu, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng ngứa da chân kèm các mảng da màu hồng hoặc đỏ. Về sau có thể hình thành các mụn nước nhỏ, đau rát, rỉ dịch, thậm chí nứt nẻ và chảy máu. Lâu dần nấm da chân sẽ chuyển sang dạng hồng/ đỏ, khô ráp, bong tróc.

Do thời tiết: Da chân tay bị khô ngứa có thể do thời tiết hanh khô, lúc này độ ẩm trong không khí sẽ giảm mạnh làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết. Đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường sử dụng máy lạnh thường xuyên, sống ở khí hậu lạnh thì tình trạng da chân khô ngứa lại càng dễ xuất hiện.

Ngứa chân do các bệnh da liễu

Ngứa da tay chân do các bệnh lý bên trong

Có một số bệnh lý khởi phát bên trong cơ thể cũng gây nên hiện tượng ngứa chân khó chịu, có thể kể đến như:

  • Bệnh về gan, thận
  • Bệnh về tuyến giáp
  • Bệnh đái tháo đường

Các nguyên nhân khác gây ngứa chân

  • Do thay đổi nội tiết tố: Tình trạng ngứa chân này thường gặp ở phụ nữ mang thai, chủ yếu ở lòng bàn chân do tiết nhiều mồ hôi, nếu da không đào thải kịp sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và khiến bà bầu khó chịu. Ngoài ra, với bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ còn có thể bị ngứa chân do mẩn ngứa vì lượng máu lúc này tăng cao, liên tục đổ dồn xuống chân.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa dị ứng và ăn phải thực phẩm đậu phộng, hải sản, quả hạch, trứng... sẽ gây ra hiện tượng ngứa bàn chân, ngứa bàn tay.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích thích: Một số loại thuốc điều trị bệnh hoặc chất gây kích thích có thể gây ra phản ứng ở bên ngoài hoặc bên trong của cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác: Thuốc ngủ, thuốc ức chế men chuyển, morphine sulfate...

Triệu chứng gây ngứa chân

Bệnh ngứa chân, còn được gọi là nổi mề đay chân, có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh ngứa chân:

  • Ngứa và Cảm Giác Kích Ứng: Cảm giác ngứa là triệu chứng chính của bệnh ngứa chân, có thể rất khó chịu và gây kích ứng.
  • Nổi Mụn Vết Đỏ: Da chân có thể xuất hiện các vết mụn đỏ, nổi mề, và nổi mẩn.
  • Da Khô và Bong Tróc: Da chân có thể trở nên khô, nứt nẻ, và bong tróc, tăng khả năng bị nhiễm khuẩn.
  • Đau và Đau Nhức: Trong một số trường hợp, bệnh ngứa chân có thể đi kèm với cảm giác đau và đau nhức.
  • Dấu Hiệu Nhiễm Trùng: Nếu bệnh ngứa chân là do nhiễm trùng, có thể xuất hiện đau, đỏ, sưng, và có thể có mủ.
  • Nổi Mụn Nước: Các nốt mụn nước có thể xuất hiện, đặc biệt giữa các ngón chân.
  • Da Dày và Nhiều Vảy: Da chân có thể trở nên dày và xuất hiện vảy, đặc biệt ở bàn chân và gót chân.

Những triệu chứng này có thể tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh ngứa chân, có thể là do nấm, dị ứng, hoặc điều kiện da khác nhau. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này hãy đến các phòng khám da liễu để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường các trường hợp ngứa chân sẽ cải thiện hoặc chấm dứt trong thời gian ngắn. Nhưng đó là với trường hợp ngứa không phải nguyên nhân do bệnh lý. Còn với những trường hợp ngứa do bệnh lý thì bạn cần phải chú ý, chủ động thăm khám. Và nếu có những biểu hiện sau thì hãy tới gặp bác sĩ ngay:

  • Tình trạng ngứa chân kéo dài, không cải thiện dù đã sử dụng một số biện pháp khắc phục.
  • Ngứa không chỉ ở bàn chân, cổ chân mà la ra nhiều vị trí trên cơ thể, thậm chí là toàn thân.
  • Có hiện tượng sốt cao hoặc sốt nhẹ nhưng kéo dài trong nhiều ngày.
  • Trên da xuất hiện mụn nhọt, các đốm đỏ ngứa ngáy hoặc không ngứa.
  • Tại khu vực chân bị ngứa có biểu hiện sưng, viêm hoặc nhiễm trùng.

Top 3 cách điều trị bệnh ngứa chân hiệu quả, an toàn

Để chữa ngứa da chân, người bệnh có thể thử những biện pháp sau đây:

Cách trị ngứa da chân bằng phương pháp Tây y

  • Thuốc bôi trị ngứa chân: Sử dụng kem chống ngứa hoặc các loại kem chứa hydrocortisone để giảm kích ứng và ngứa.
  • Thuốc uống: Bác sĩ có thể kê đơn antihistamines hoặc corticosteroids uống để giảm ngứa và kích ứng da từ bên trong.
  • Phương pháp ngoại khoa: Áp dụng liệu pháp ánh sáng UVB để giảm ngứa và giảm viêm nếu ngứa chân liên quan đến các bệnh lý da.

Phương pháp dân gian trị ngứa ngay tại nhà

  • Lá mướp trị ngứa da chân tay: Áp dụng nước mướp lên vùng da ngứa để giảm sưng và ngứa.
  • Uống trà xanh/ trà hoa cúc giảm ngứa từ bên trong: Uống trà xanh hoặc trà hoa cúc có tác dụng chống vi khuẩn và giảm ngứa từ bên trong cơ thể.
  • Giảm mẩn ngứa bằng nha đam: Sử dụng gel nha đam để làm dịu và giảm kích ứng da.
  • Dầu bạc hà trị da chân khô ngứa: Sử dụng dầu bạc hà để dưỡng ẩm và làm dịu da chân khô, ngứa.

Chữa ngứa chân bằng phương pháp Đông y: Thực hiện các phương pháp Đông y như mátxa, điều trị bằng cây thuốc để cân bằng năng lượng trong cơ thể và giảm ngứa.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc thăm bác sĩ để đưa ra đánh giá và tư vấn là quan trọng, đặc biệt nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc trở nên nặng nề.

Cách phòng tránh ngứa tay chân hiệu quả

Làm sao để phòng tránh tình trạng ngứa tay chân hiệu quả, hãy thực hiện những khuyến cáo mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra dưới đây:

  • Vệ sinh vùng chân sạch sẽ, tránh để chân tiếp xúc quá nhiều với nước, nhất là các chất tẩy rửa mạnh vì sẽ gây kích ứng.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi chân phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, môi trường chứa hóa chất.
  • Giữ ấm cho chân tay khi trời chuyển lạnh.
  • Luôn giữ cho môi trường sống, sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, bởi điều này không chỉ giúp cho bạn có sức khỏe tốt mà còn bảo vệ cho làn da của bạn nữa.
  • Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng để cơ thể không bị kích ứng gây ngứa chân, tay.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe tổng quát, sớm phát hiện các vấn đề bất thường về thận, gan, nội tiết...

Như vậy, ngứa chân không đơn giản như bạn vẫn nghĩ, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị suy giảm chức năng gian, thậm chí là đái tháo đường, mắc bệnh da liễu. Chính vì thế, thay vì tự áp dụng những mẹo dân gian truyền miệng khi các dấu hiệu ngứa kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bạn nên đến cơ sở để được thăm khám và tiếp nhận hướng điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo