Ngứa Lòng Bàn Chân Tay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa lòng bàn chân tay là một triệu chứng thường gặp của cơ thể. Tuy nhiên nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên kèm theo những dấu hiệu khác nghiêm trọng thì rất có thể đây là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân chính xác của hiện tượng này và hướng điều trị thích hợp nhất nhé.

Nguyên nhân của hiện tượng ngứa lòng bàn chân tay

Ngứa da ở lòng bàn tay và bàn chân là một hiện tượng thường gặp của cơ thể. Nhiều người còn nghĩ rằng ngứa lòng bàn chân là điềm báo gì đó. Họ nghĩ rằng bỗng nhiên một ngày ngứa trong lòng bàn tay bàn chân nghĩa là sắp có niềm vui, may mắn. Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận nhé vì hiện tượng ngứa bàn chân bàn tay có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó. Sau đây là nguyên nhân chính xác của việc bạn bị ngứa bàn tay và chân:

Ngứa lòng bàn chân nguyên nhân do đâu?
Ngứa lòng bàn chân nguyên nhân do đâu?

Một số nguyên nhân vô hại

Hiện tượng bị ngứa bàn tay chân có thể đến từ những nguyên nhân hết sức bình thường. Cụ thể bàn tay bị ngứa có thể xuất hiện ở một số người có cơ địa da khô. Thêm vào đó thời tiết mùa đông hanh khô có thể khiến da của họ có triệu chứng mất nước gây khô da. Đây là một triệu chứng hết sức bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nguyên nhân có thể do côn trùng cắn, sẹo cũng có thể ngứa hai bàn chân tay.

Bị ngứa bàn chân tay do tiếp xúc với chất kích thích

Đây là nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị ngứa trong lòng bàn chân tay. Hiện tượng ngứa lòng bàn chân tay có thể xảy ra khi bạn sử dụng một số chất gây kích thích hoặc tác dụng phụ của một loại thuốc điều trị nào đó. Chẳng hạn như một số loại thuốc có thể gây ngứa toàn bộ cơ thể bao gồm cả bàn chân bàn tay là opioid hoặc thuốc ức chế men chuyển, và statin, thuốc ngủ như morphine sulfate.

Một số bệnh lý về da

Nếu bạn không sử dụng bất kỳ một loại chất hoặc thuốc nào kích thích dẫn đến bị ngứa dưới lòng bàn chân tay mà vẫn xảy ra hiện tượng này thì rất có thể bạn bị các bệnh lý về da. Sau đây là một số bệnh lý về da thường gặp:

  • Viêm da dị ứng do tiếp xúc: Bệnh lý về da này rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt trẻ bị ngứa lòng bàn chân thường là do nguyên nhân này bởi đối tượng này có làn da tương đối nhạy cảm. Ngứa lòng bàn chân ở trẻ có thể do mang tất len. Hoặc ở người lớn thì có thể do sử dụng một số chất tẩy rửa mới chưa quen.
  • Viêm da cơ địa: Bệnh lý về da này cũng là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa 2 bàn tay chân. Bệnh lý về da này thường có biểu hiện là da ửng đỏ kèm theo ngứa đặc biệt là ngứa 2 bàn chân tay. Đây là bệnh lý mãn tính kéo dài và có thể bùng phát theo từng đợt.
Viêm da cơ địa cũng dẫn đến ngứa
Viêm da cơ địa cũng dẫn đến ngứa
  • Bệnh nấm da chân: Bệnh này thường tích trong một khoảng thời gian dài chính vì thế khi phát ra bệnh có thể có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh nhân bị ngứa ở lòng bàn chân do nấm vì bàn chân không có tuyến bã và thói quen sử dụng giày khiến vi nấm có môi trường thuận lợi để sinh sôi gây bệnh.
  • Bệnh vảy nến: Đây là bệnh do hệ thống miễn dịch hoặc di truyền. Bệnh này có thể gây hiện tượng ngứa ở lòng bàn chân tay mức độ từ nhẹ đến nặng. Cùng với đó là da có mụn nước đỏ và vảy trắng bạc.
  • Tổ đỉa: Bệnh này có nguyên nhân từ di truyền và dị ứng. Triệu chứng thường gặp là ngứa dưới bàn chân tay kèm theo mụn nước. Nếu bệnh nhân cố tình gãi cho nốt mụn vỡ ra thì có thể ăn sâu vào bên trong dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ghẻ: Bệnh này có nguyên nhân do ký sinh trùng có hại và có thể gây ngứa nghiêm trọng cho bàn chân và tay.
Ghẻ gây ngứa lòng bàn chân
Ghẻ gây ngứa lòng bàn chân

Ngứa ở lòng bàn tay chân có nguyên nhân bệnh lý

Ngứa gan bàn tay chân có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Những bệnh lý này có thể đơn giản, dễ chữa trị nhưng cũng có thể gây nguy hiểm. Vậy ngứa lòng bàn tay và chân là bệnh gì?

  • Bệnh lý về gan: Bạn có thể bị ngứa gan bàn tay bàn chân do suy giảm chức năng thải độc của gan. Gan bị tổn thương và không thực hiện tốt các hoạt động chuyển hóa cần có khiến chất độc tồn dư trong cơ thể gây ra mẩn ngứa.
  • Bệnh ứ mật thai kỳ: Đây là lý do giải thích vì sao một số phụ nữ bị ngứa lòng bàn chân khi mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh này không chỉ khiến bà mẹ bị ngứa dưới lòng bàn chân tay gây khó chịu mà còn rất dễ gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Một số các bệnh lý khác: Một số bệnh lý gây tình trạng ngứa ở lòng bàn chân như:
    • Suy thận: Thận có chức năng đào thải chất độc trong cơ thể chính vì thế khi thận gặp vấn đề thì chất độc sẽ không được đào thải ra và gây ngứa.
    • Bệnh tuyến giáp: Một số bệnh về tuyến giáp như suy giáp có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chịu tác động từ bên ngoài.
    • Bệnh thần kinh ngoại biên có thể khiến bệnh nhân có cảm giác tê hoặc ngứa trong da bàn tay chân như kiến bò. Triệu chứng này có thể lan lên phía trên cánh tay hoặc chân.
    • Bệnh đa hồng cầu nguyên phát cũng có triệu chứng ngứa đặc biệt là ngứa sau khi tắm nước ấm.
Suy thận cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh
Suy thận cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh

Ngứa ở lòng bàn chân tay điều trị như thế nào?

Bây giờ bạn đã biết nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa lòng bàn chân tay rồi. Vậy thì cách điều trị hiện tượng này sẽ dựa theo nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị theo Tây y

Điều trị theo Tây y cũng nên xem xét nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp:

Đối với những nguyên nhân vô hại

Nếu bạn bị ngứa lòng bàn tay chân do bị khô da thì có thể sử dụng một số kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên bạn hãy chọn lựa những loại kem phù hợp để tránh trường hợp bị dị ứng. Đối với những trường hợp bị sẹo hay côn trùng cắn bạn cũng có thể chọn loại kem thích hợp để giảm bớt tình trạng ngứa của mình.

Điều trị ngứa lòng bàn chân do tiếp xúc với chất kích thích

Chắc chắn trước khi sử dụng thuốc bác sĩ sẽ có khuyến cáo về hiện tượng ngứa ở bàn chân bàn tay khi sử dụng thuốc. Chính vì thế bạn hãy chú ý nếu triệu chứng ngứa bàn chân tay diễn ra ngày một nặng hơn sau khi dùng thuốc hãy báo cho bác sĩ. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ có thể cân nhắc đổi một số loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Sử dụng thuốc tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Ngứa lòng bàn chân do bệnh lý về da

Bị ngứa lòng bàn chân tay có nguyên nhân từ rất nhiều bệnh lý về da. Chính vì thế khi có hiện tượng bị ngứa dưới da lòng bàn tay chân thì hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên và kê những loại thuốc thích hợp. Các phương pháp trị ngứa trong trường hợp này có thể là:

  • Bác sĩ có thể kể cho bạn thuốc kháng histamin H1. Thuốc này có thể giúp làm giảm ngứa, giảm đau. Tuy nhiên thuốc có các tác dụng phụ không an toàn chính vì thế người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú cần phải tránh sử dụng loại thuốc này.
  • Một số bệnh như vảy nến, tổ đỉa rất khó chữa trị chính vì thế bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc chống ngứa tại chỗ để hạn chế tình trạng ngứa da.
  • Bác sĩ cũng sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc làm mềm da như thuốc mỡ và kem steroid để giảm ngứa.
  • Khi bị ngứa lòng chân trái hoặc phải do nấm thì bác sĩ có thể sử dụng các thuốc xịt hoặc kem kháng nấm.
  • Ngoài ra trong một số trường hợp thì bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như SSRIs, gabapentin, thuốc chống trầm cảm ba vòng…

Ngứa lòng bàn chân tay do bệnh lý điều trị như thế nào?

Có rất nhiều bệnh lý khiến bạn bị ngứa lòng bàn chân. Chính vì thế nên ngứa bàn tay bàn chân là bệnh gì thì sẽ chữa trị theo nguyên nhân đó. Chính vì thế khi có triệu chứng ngứa thì bệnh nhân cần:

  • Theo dõi triệu chứng này có tăng lên không, có kèm theo triệu chứng nghiêm trọng gì nữa không?
  • Nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
  • Sử dụng các sản phẩm chống ngứa, thuốc điều trị chuyên biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng một số sản phẩm giữ ẩm để giảm ngứa hiệu quả.

Điều trị theo phương pháp Đông y

Ngoài những phương pháp điều trị trên thì bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian cho bệnh này. Chẳng hạn như:

  • Tắm nước trà xanh để giảm ngứa, giảm viêm vùng da bị bệnh.
  • Uống nước cây bèo cái, bạc hà, kinh giới để giảm ngứa.
  • Lấy vỏ chuối tiêu đem sắc lấy nước và dùng khăn bông thấm nước chườm vào chỗ ngứa.

Bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y điều trị ngứa như:

  • Bài thuốc 1: 90g ngải cứu, 6g hùng hoàng, 30g phòng phong, 6g hoa tiêu. Tất cả những nguyên liệu này đem rửa sạch, sắc với 3000ml trong vòng 15 phút và xông, ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Bài thuốc 2 bao gồm: 30g kinh giới, 20g cam thảo, 15g phèn phi, 20g sà sàng tử, 20g đại hoàng, 30g khổ sâm, 30g đại phi dương, 20g địa du, 30g địa phu tử. Tất cả các vị thuốc này đem rửa sạch và sắc với 4000ml trong 20 phút. Bỏ bã, hòa thêm nước nguội và ngâm rửa vùng da bị ngứa trong vòng 20 – 30 phút thì rửa sạch với nước mát.
Áp dụng một số bài thuốc đông y
Áp dụng một số bài thuốc đông y

Một số lưu ý khi bị ngứa lòng bàn chân bàn tay

Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị như trên thì bệnh nhân bị ngứa cũng cần lưu ý các điều sau đây:

  • Không nên tự ý điều trị khi không biết ngứa dưới bàn chân là bệnh gì? Tốt nhất người bệnh nên có thăm khám và điều trị theo bác sĩ.
  • Khi bị ngứa nên lựa chọn quần áo phù hợp, tránh chọn những trang phục bằng cotton, sợi tổng hợp dễ làm da bị kích ứng nặng hơn. 
  • Bổ sung đầy đủ nước để đào thải bớt các yếu tố gây ngứa và giữ ẩm cho da.
  • Khi bị ngứa cũng nên hạn chế những hoạt động gây đổ mồ hôi như hoạt động thể thao, uống đồ chứa cồn, ăn gia vị cay nóng, sử dụng thức uống nóng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố gây ngứa như: Bụi phấn hoa, đất, nước bẩn, lông vật nuôi, một số hóa chất…

Ngứa lòng bàn chân bàn tay không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế tìm được nguyên nhân chính xác bạn sẽ có thể cải thiện một cách nhanh chóng tình trạng bệnh của mình. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm:

Cách trị ngứa da toàn thân hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 17:32 - 06/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo