Vảy Nến Thể Mủ Là Gì? Dấu Hiệu & Hướng Dẫn Điều Trị 2023
Nội dung chính
Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mủ nói riêng đều không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh này là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu ra sao? Làm cách nào để điều trị hiệu quả? Mời đọc giả đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết.
Vảy nến thể mủ là gì?
Bệnh vảy nến thể mủ hay còn gọi là bệnh vảy nến mụn mủ. Tình trạng bệnh là da bị bong tróc thành những mảng đỏ, xuất hiện những mụn mủ màu trắng. Vị trí đóng vảy mụn mủ có thể chỉ ở chân tay hoặc toàn bộ cơ thể ngoại trừ mặt.
Bệnh phổ biến ở đối tượng người lớn, hiếm gặp ở trẻ em. Vẩy nến thể mủ có thể xuất hiện một cách độc lập hoặc kết hợp với vẩy nến mảng bám.

Dấu hiệu của vảy nến thể mủ
Bệnh này có 2 thể đó là vảy nến thể mủ toàn thân và vảy nến mủ khu trú. Dấu hiệu nhận biết bệnh của mỗi thể là khác nhau như sau:
Dấu hiệu vảy nến thể mủ toàn thân
Thông thường những người mắc bệnh vảy nến thể mủ toàn thân thường kinh qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (khoảng 24 giờ đầu):
- Xuất hiện triệu chứng sốt cao tới 40 độ, người bệnh đối mặt với những cơn ớn lạnh, có thể co giật.
- Vùng da tổn thương bắt đầu căng rát, ửng đỏ và đau đớn.
- Những nốt ban đỏ lan rộng ra thành từng đám, đặc biệt là những vùng da ở vị trí nhạy cảm, nhiều nếp gấp như bộ phận sinh dục, dưới nách. Bệnh lan ra toàn thân nhưng lại không ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân.
Giai đoạn 2 (khoảng vài giờ tiếp theo):
- Xuất hiện rải rác hoặc mọc thành cụm những mụn mủ vô khuẩn với kích thướng nhỏ, nông, có màu trắng sữa. Các mụn mủ vô khuẩn có kích thước nhỏ, nông, màu trắng sữa.
- Vùng da xung quanh mụn mủ có quầng màu đỏ sẫm. Những mụn mủ phẳng hoặc gồ cao lên, đồng thời liên kết với nhau tạo thành những khối mủ có kích thước lớn ước chừng 1 – 2cm.
Giai đoạn 3 (24 – 48 giờ tiếp theo):
- Những mụn mủ bao phủ toàn thân đó sẽ khô lại, tạo thành các mảng trắng bao phủ làn da bị tổn thương. Dấu hiệu này kéo dài nhiều tuần liền.
- Dấu hiệu cao nhất là móng tay, chân bị tổn thương, rụng tóc, bội nhiễm và tổn thương gan, giảm cân, kiệt sức.

Vảy nến thể mủ toàn thân có thể tái phát theo chu kỳ. Ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần được điều trị ngay. Bệnh hiếm khi xuất hiện ở trẻ em, và có thể không cần điều trị nếu được chăm sóc tốt và đúng cách.
Dấu hiệu vảy nến thể mủ khu trú (Vảy nến mủ ở bàn tay, bàn chân)
Một số dấu hiệu điển hình gồm:
- Trên mảng da tay chân xuất hiện những mụn mủ màu trắng vàng, sâu với kích thước từ 2-4mm.
- Một số dấu hiệu như phù nề các chi, sốt cao và cả nỗi hạch ở bẹn. Triệu chứng này xuất hiện khi mụn mủ mọc thành từng đám với hình dáng hơi phồng, hoặc bằng phẳng.
- Sau một thời gian ngắn, mụn mủ sẽ chuyển dần sang màu đậm hoặc nâu tối.
- Thời gian 8-10 ngày sau đó, mụn mủ sẽ khô lại khiến da dày sừng và tạo thành các mảng vảy bong tróc.
- Trường hợp hiếm gặp đó là các mụn mủ ở đầu ngón tay khi vỡ ra có thể có màu đỏ tươi. Hiện tượng này là do da bị tổn thương, nhiễm trùng.
Dạng vảy nến khu trú, cũng giống như vảy nến thể mủ toàn thân, cũng có thể tái phát theo chu kỳ. Hậu quả để lại là da dẻ thô ráp và nứt nẻ.

Hướng dẫn điều trị vảy nến thể mủ
Điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào từng thể mủ. Cụ thể như sau:
Điều trị vảy nến thể mủ toàn thân
Ở giai đoạn cấp, người bị bệnh phải được điều trị nội trú và nằm phòng cấp cứu riêng nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tùy theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp dùng thuốc Tây khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều trị vảy nến thể mủ bằng Retinoid
- Thuốc này được chỉ định sử dụng cho người mắc bệnh vảy nến mủ toàn thân. Retinoid là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, tác động trực tiếp lên chất Keratin.
- Retinol có tác dụng giúp thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào da đồng thời hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn.
- Thuốc được dùng với liều 0.5 – 1mg/ kg/ ngày. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng Retinoid ở liều thấp để điều trị duy trì và hạn chế tái phát.
Điều trị vảy nến thể mủ bằng Methotrexate
- Cách thức hoạt động của thuốc Methotrexate là ức chế miễn dịch và hạn chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì.
- Điểm mấu chốt là loại thuốc này có thể gây hư hại cho gan và máu. Cho nên, nó chỉ được sử dụng khi da bị vảy nến thể mủ lan rộng hơn 50% diện tích cơ thể.

Điều trị vảy nến thể mủ bằng phương pháp quang hóa trị liệu (PUVA)
- Đây là biện pháp sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng Prosalen kết hợp với chiếu tia cực tím sóng UVA. Phương pháp này nhằm giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng cơ năng của bệnh.
- Liệu pháp này chỉ được áp dụng trong giai đoạn bệnh đã thuyên giảm chứ không phải dành cho giai đoạn đầu phát bệnh.
Điều trị vảy nến mụn mủ lòng bàn tay chân
So với thể mủ toàn thân thì thể mủ lòng bàn tay chân có mức độ nhẹ hơn. Cho nên, bệnh này có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, các biện pháp điều trị vảy nến thể mụn mủ lòng bàn tay, chân, bao gồm:
- Dùng thuốc sát khuẩn: Khi mới phát bệnh, bạn nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm liên cầu và tụ cầu.
- Thuốc mỡ corticoid: Loại thuốc này được chỉ định dùng khi tổn thương da đỏ và có dấu hiệu dày sừng. Tác dụng của thuốc Corticoid là giảm viêm, chống phù nề và ức chế hoạt động miễn dịch tại vùng da được sử dụng.

- Thuốc Cyclosporin A: Loại thuốc này gồm có 11 loại axit amin. Tác dụng chính của thuốc là ức chế miễn dịch, giảm hoạt tính của lympho, ức chế quá trình tăng thượng bì và giảm viêm. Thuốc chỉ được sử dụng thời gian không quá 3 tháng. Nếu sử dụng quá lâu dẫn đến kháng thuốc.
- Các biện pháp khác như: sử dụng thuốc Retinoid, PUVA trị liệu, thuốc kháng sinh,… dưới chỉ định của bác sĩ.
Bệnh vảy nến thể mủ, so với bệnh vảy nến lành tính thì phức tạp hơn nhiều. Cho nên, trong vài trường hợp, bạn phải tuân theo liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ, có thể không được đề cập trong này.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến mủ
Bệnh vảy nến thể mủ hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nên hầu hết những phương pháp điều trị chỉ cải thiện triệu chứng chứ khó dứt điểm bệnh. Cho nên, chúng ta cần phải biết các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh này. Sau đây là một vài chỉ dẫn người bệnh cần nắm:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua, sử dụng, ngừng hoặc đổi thuốc trong quá trình điều trị.
- Hạn chế chà xát, cào mạnh lên vùng da bị bệnh. Hành động này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Tránh xa hóa chất, kim loại, tia cực tím…
- Tránh khói thuốc, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng
- Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh căng thẳng quá mức.
- Buổi sáng từ 7-9h, nên phơi nắng từ 5 đến 10 phút

Nội dung trên đây giúp bạn phần nào hiểu ra căn bệnh vảy nến thể mủ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người bệnh. Từ đó, bạn biết nên chăm sóc cho người bệnh như thế nào để hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!