Ngứa Gót Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa gót chân là bệnh gì? Nếu bạn thường xuyên bị ngứa về đêm dẫn đến trằn trọc, mất ngủ thì không nên chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nếu bị ngứa ở gót chân trong bài viết sau. 

Ngứa gót chân là bệnh gì?

Ngứa đôi khi chỉ là phản ứng bình thường khi phần da gót chân tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. 

Ngứa gót chân là bệnh gì
Ngứa gót chân là bệnh gì

Nếu cơn ngứa da chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ rồi thuyên giảm và biến mất thì không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa này  diễn ra liên tục, kéo dài nhiều ngày thì bạn cần chú ý. Một số trường hợp, gót chân bị ngứa là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe, cần được thăm khám và điều trị sớm.

Nguyên nhân gót chân bị ngứa

Chúng ta đã biết hiện tượng này là bệnh gì, vậy tại sao gót chân lại bị ngứa, đâu là nguyên nhân bạn cần biết. Một vài nguyên nhân được đề cập đến như sau:

Bị ngứa do dị ứng

Khi gót chân có cảm giác ngứa, châm chích hoặc nổi mẩn thì có nguy cơ cao là do dị ứng. Một số loại dị ứng thường ảnh hưởng đến phần gót chân như:

  • Dị ứng tiếp xúc: Dị ứng tiếp xúc là phản ứng ngứa xảy ra do phần gót chân chạm vào một số tác nhân dị ứng như: bụi bẩn, hóa chất, lông thú… Trong đó, bột giặt và các loại hóa chất tẩy rửa khác là lý do hàng đầu khiến gót chân bị ngứa. Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ trong giày dép, lông chó mèo, thậm chí sợi tổng hợp trong chăn gối… cũng có thể gây kích ứng làm bị ngứa bên trong gót chân
  • Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi đột ngột, bất thường của thời tiết khiến độ ẩm biến đổi và gây ra một số bệnh về da. Rất nhiều người bị ngứa tay, chân (đặc biệt là phần gót) khi thời tiết chuyển mùa hoặc biến đổi đột ngột do các yếu tố tự nhiên.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, đậu phộng, quả hạch… Khi ăn những thực phẩm này, hệ miễn dịch phản ứng thái quá sẽ gây nên các hiện tượng ngứa bàn chân, gót chân
Ngứa do dị ứng gây lên
Ngứa do dị ứng gây lên

Ngứa gót chân do bệnh lý

Khi nhận thấy hiện tượng ngứa kèm theo các triệu chứng như viêm, nổi mẩn đỏ, đau nhức, có thể là bạn đang mắc phải một số bệnh da liễu. Các vấn đề về da liễu có thể làm đau ngứa bao gồm:

  • Bệnh chàm tổ đỉa: Bên cạnh những tổn thương nhìn thấy trên da, chàm tổ đỉa còn gây ngứa dữ dội ở gót chân, tay, ngứa ở bàn chân. Nhiều trường hợp người bệnh vì ngứa nên gãi mạnh khiến các mụn nước bị vỡ gây nhiễm trùng.
  • Bệnh ghẻ: Người mắc bệnh ghẻ thường gặp các tình trạng tổn thương da ở các bộ phận như gót chân, bàn tay, bàn chân và một số bộ phận khác. Triệu chứng ngứa gót chân do ghẻ thường bùng phát dữ dội vào ban đêm. 
  • Do suy gan, thận: Việc suy giảm chức năng gan thận khiến độc tố trong da không được đào thải, chúng sẽ tích tụ khiến da nổi mẩn và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy. Vùng da gót chân và bàn tay là hai bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi gan thận hoạt động không hiệu quả. Trong giai đoạn đầu, bệnh xơ gan ứ mật gây ngứa ở các vị trí phổ biến như bàn tay, gót chân, bàn chân. Các cơn ngứa càng nghiêm trọng về đêm và kèm theo một số triệu chứng như: Nước tiểu có màu sẫm, mệt mỏi, khô miệng, khô mắt.
  • Thay đổi nội tiết tố: Các hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của mật và gây bùng phát tình trạng ngứa. Phụ nữ mang thai là đối tượng thường bị ngứa do thay đổi nội tiết. Ngoài gót chân, một số bộ phận khác trên cơ thể bà bầu như bụng, cổ, lưng cũng thường bùng phát ngứa trong thai kỳ.
Người bị xơ gan ứ mật cũng rất dễ bị ngứa gót chân
Người bị xơ gan ứ mật cũng rất dễ bị ngứa gót chân

Cách khắc phục ngứa gót chân hiệu quả

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng ngứa gót chân, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

Chữa bằng phương pháp Đông y

Phương pháp Đông y cũng thường được sử dụng để điều trị ngứa bằng cách sử dụng các dược liệu tự nhiên. Một số loại thảo dược Đông y có thể cải thiện tình trạng gót chân bị ngứa như: Quế chi, cam thảo, rau má, kinh giới, hoàng bá, bồ công anh, ba chạc…

Sử dụng đông y trong chữa ngứa an toàn, hiệu quả
Sử dụng đông y trong chữa ngứa an toàn, hiệu quả

Ngoài việc làm giảm các cơn ngứa, các dược liệu này còn giúp bổ thận, mát gan và tiêu viêm từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc Đông y tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có một số người rất nhanh khỏi bệnh nhưng một số người khác thì hiệu quả không cao.

Phương pháp chữa tại nhà

Trong nhiều trường hợp, ngứa chỉ là phản ứng của cơ thể trước một số tác nhân gây dị ứng. Do đó, nếu không có triệu chứng ngứa nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm ngứa tại nhà hiệu quả.

  • Ngâm chân bằng nước muối ấm: Ngâm chân hàng ngày bằng nước muối ấm, đặc biệt trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa về đêm. Hơn nữa, nước muối cũng có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Nếu nguyên nhân ngứa gót là do thay đổi nội tiết tố, sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp cấp ẩm và cải thiện tình trạng ngứa hiệu quả. Cách này có thể áp dụng với những bà bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại kem dưỡng có thành phần dịu nhẹ, lành tính để tránh gây kích ứng vùng da bị ngứa.
  • Massage gót chân bằng dầu dừa: Bạn cần làm ấm dầu dừa, sau đó lấy một lượng vừa đủ massage nhẹ nhàng lên vùng gót chân bị ngứa trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch gót chân bằng nước ấm. 
Dùng kem dưỡng ẩm cho gót chân mỗi ngày
Dùng kem dưỡng ẩm cho gót chân mỗi ngày

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp ngứa gót là do các bệnh lý về da liễu, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc Tây y để điều trị dứt điểm bệnh, Tùy theo loại bệnh da liễu mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh đường uống hoặc kết hợp cả 2 loại trên.

Thuốc bôi trị ngứa

Có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da có thể cải thiện tình trạng gót bị ngứa. Một số loại thuốc bôi phổ biến thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chứa Steroid: Gentrisone, Fucicort… là một số loại thuốc chứa Steroid thường được sử dụng để trị bệnh ngứa gót chân. Ngoài ra, các loại thuốc trên còn giúp hạn chế tình trạng bong tróc, nổi mẩn và viêm nhiễm ở vùng da bị ngứa.
Fucicort cream thuốc bôi trị ngứa gót hiệu quả
Fucicort cream thuốc bôi trị ngứa gót hiệu quả
  • Nhóm thuốc Nizoral hoặc dẫn xuất Imidazol: Thuốc Nizoral hoặc dẫn xuất Imidazol được kê đơn cho người bệnh khi bác sĩ cho rằng bị ngứa là do nấm, vi khuẩn. Đây là 2 nhóm thuốc kháng nấm, diệt vi khuẩn phổ biến hiện nay.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Trong trường hợp ngứa gót trái, phải nặng, bác sĩ sẽ kê một số loại kháng sinh đường uống như:
    • Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng Histamin giúp giảm phóng thích histamin, từ đó giảm triệu chứng ngứa hiệu quả. Một số thuốc kháng Histamin thường sử dụng để trị ngứa như: Loratadin, Citirizin, Telfast…
    • Thuốc uống chứa corticoid: Thuốc uống chứa corticoid được sử dụng để điều trị ngứa gót gây ra do bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, thuốc chứa corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hiệu quả
Sử dụng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hiệu quả

**Lưu ý: Thuốc bôi ngoài da nếu sử dụng lâu ngày trên diện rộng sẽ hấp thu vào máu, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, dù là thuốc bôi ngoài da hay thuốc kháng sinh đường uống cũng cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. 

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng ngứa ở gót chân

Khi cơ địa dễ bị dị ứng hoặc đã từng điều trị ngứa ở gót chân và muốn hạn chế bệnh tái phát, bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng… Nếu phải tiếp xúc thì nên có các biện pháp bảo hộ chân như: Mang ủng, mang dép.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Thịt, trứng, hải sản, sữa…
  • Uống nước đầy đủ, ưu tiên các loại đồ uống giải độc gan, thanh lọc cơ thể để đảm bảo chức năng gan mật hoạt động tốt.
  • Hạn chế mang giày, tất quá dày, kín khí trong thời gian dài. Thường xuyên vệ sinh giày, tất để tránh nguy cơ ghẻ lở, viêm nhiễm gót chân.
  • Cần nghiêm túc điều trị dứt điểm các bệnh lý về da có thể gây ngứa.
Không nên đi giày tất quá kín
Không nên đi giày tất quá kín

Ngứa gót chân có thể chỉ xuất phát từ một số phản ứng thái quá của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp lại là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng về da và gan, mật. Do đó, khi có biểu hiện ngứa lâu ngày và triệu chứng ngày càng nặng, bạn nên đến khám tại bác sĩ để nhận biết nguyên nhân gây bệnh từ sớm.

Xem thêm:

Cách chữa ngứa da hiệu quả, an toàn nhất hiện nay

3.7/5 - (3 bình chọn)

Cập nhật lúc 14:37 - 08/01/2024
3.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo